Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Các lễ hội dịp Tết Nguyên đán gần Hà Nội thu hút du khách nhất

0

Cập nhật vào 21/01

Nói đến lễ hội tháng Giêng không đâu tưng bừng như ở miền Bắc đặc biệt là các tỉnh thành gần Hà Nội. Lễ hội Yên Tử, hội Lim, hội rước pháo làng Đồng Kỵ, hội khai ấn đền Trần… đều là những lễ hội dịp Tết Nguyên đán gần Hà Nội đặc sắc và có sức thu hút du nhất.

1. Các lễ hội dịp Tết Nguyên đán ở Bắc Ninh

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (mùng 4 – 6 tháng Giêng)

Hội rước pháo làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh) diễn ra từ mồng 4 đến mồng 6 tháng Giêng để tưởng nhớ, tái hiện lại âm vang ngày Thánh Thiên Cương – vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc.

Mọi công việc cho Lễ rước pháo được chuẩn bị từ sáng sớm ngày mùng 4 nhưng phải đến đúng 9 giờ sáng, hai quả pháo lớn tượng trưng cho pháo Nhất, pháo Nhì được các thanh niên trai tráng trong làng rước từ nhà ông đám trưởng (Trưởng Ban Khánh tiết) ra đình cùng với đoàn tế hàng trăm người trong sự chứng kiến và háo hức của hàng nghìn khách thập phương. Tưng bừng nhất là màn rước pháo; các hoạt động văn hoá thể thao xung quanh khu vực diễn ra hội làng cũng không kém phần sôi nổi như hát quan họ, hát tuồng cùng các cuộc so tài môn cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà…

Lễ hội đền Bà Chúa Kho (ngày 14 tháng Giêng)

Đây cũng là một lễ hội lớn tại miền Bắc, nhất là đối với giới kinh doanh, làm ăn buôn bán. Cuối năm trả nợ, đầu năm đi vay bà chúa Kho đã trở thành một phong tục tồn tại lâu đời tại Việt Nam.

Đền Bà Chúa Kho nằm tại làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Ngày khai hội vào 14/1 âm lịch. Lễ hội có tục dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng) “cầu tài phát lộc”.

Theo truyền thuyết, Bà Chúa Kho là người phụ nữ chịu khó, sau khi lấy vua nhà Lý, bà xin vua cho về vùng Vũ Ninh chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tổ chức sản xuất ở 72 trang ấp. Bà còn trông nom kho lương thực, bảo quản tốt quân lương trong và sau chiến thắng quân Tống ở sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1076. Khi Bà qua đời, mộ của bà được đưa về thôn Quả Cảm (xã Hòa Long, TP Bắc Ninh) nơi bà sinh ra.

Còn ở các trang ấp đều có đền thờ. Tại xã Cổ Mễ, nhân dân làm đền thờ bà Chúa tại núi Kho, nên còn có tên là đền thờ bà Chúa Kho. Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh là 1 trong 9 ngôi đền chùa cầu tài lộc linh thiêng ở miền Bắc cho nên vào dịp lễ hội rất đông thương nhân, người kinh doanh lớn nhỏ tìm đến tham gia dự hội và dâng lễ.

Nếu bạn có ý định dạo quanh những lễ hội gần Hà Nội vào dịp Tết Nguyên Đán, hãy tham khảo tại đây.

2. Lễ hội Tết Nguyên đán ở Quảng Ninh

Lễ hội Yên Tử (Từ mùng 10 tháng Giêng)

Chùa Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh) chính thức khai hội vào ngày 10/1 âm lịch. Ngoài những nghi lễ truyền thống như dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, biểu diễn các tiệt mục nghệ thuật truyền thống, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử… sẽ có thêm nhiều hoạt động mới hấp dẫn. Đặc biệt nhất là sự tham gia của đồng bào dân tộc ít người quanh vùng núi Yên Tử và các vùng lân cận vào các hoạt động của lễ hội vừa làm phong phú cho các chương trình vừa gắn chặt tình đoàn kết của các dân tộc anh em.

3. Lễ hội Tết Nguyên đán ở Nam Định

Lễ hội khai ấn Đền Trần – Nam Định (Từ 13 – 15 tháng Giêng)

Là một trong những lễ hội đầu xuân nổi tiếng ở Việt Nam, lễ hội khai ấn Đền Trần, Nam Định được tổ chức từ ngày 14 tháng Giêng hàng năm, lễ hội đền Trần Nam Định (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) là một trong những lễ hội nhằm tri ân công đức 14 vị vua Trần.

Hầu hết du khách tới lễ hội Đền Trần đều mong muốn có một tờ ấn và mong ước được thăng tiến trong nghề nghiệp. Ngoài lễ phát ấn, lễ hội còn tổ chức những hoạt động lễ hội truyền thống như: Múa rồng, múa lân, hát chèo, hát chầu văn, thi đấu cờ người…để phục vụ du khách tham quan.

Hội chợ Viềng Nam Định (mùng 8 tháng Giêng)

Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, những người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau.

Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh, hay những thực phẩm cần thiết cho cuộc sống như gạo, thịt, quần áo, giày dép…. Du khách còn có thể tìm thấy ở đây những bộ tế khí, những chiếc lư hương bằng đồng, cùng trăm vật dụng linh tinh khác.

Ngày nay, chợ Viềng đã trở thành điểm giao lưu văn hóa cộng đồng, hội tụ tinh hoa sản vật và cũng là nơi đón chuyến xuất hành đầu xuân của khách thập phương về “mua may bán rủi”. Hàng năm, cứ đến khoảng mùng 7 tháng Giêng, du khách từ 3 miền lại nườm nượp đổ về đây.

4. Lễ hội dịp Tết Nguyên đán ở Phú Thọ

Hội đền Mẫu Âu Cơ (mùng 7 – 9 tháng Giêng)

Đền Mẫu Âu Cơ thuộc xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Vị trí đền nằm cách trung tâm Hạ Hòa khoảng 16km, và cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 72km về hướng Tây Bắc.

Lễ hội diễn ra trong 3 ngày liên tục từ mùng 7-9 tháng Giêng. Sau khi tế nữ xong, nhân dân địa phương và khách thập phương nô nức đến lễ Mẫu Âu Cơ, dâng hương, dâng sớ, cầu sức khỏe, tài lộc, may mắn…Đồng thời, ngoài đền diễn ra các trò chơi dân tộc như đu tiên, cờ người, chọi gà, tổ tôm… đều có treo giải thưởng của Ban Tổ chức lễ hội.

Ngày thứ ba, sau khi tế nữ xong là lễ rước kiệu từ đền trở về đình để kết thúc lẽ hội chào mừng “Tiên giáng”.

Bài viết Đi lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ vào dịp Tết Nguyên đán  sẽ cho bạn thêm các thông tin chi tiết về lễ hội lâu đời này.

Hội Phết Hiền Quan (12 – 13 tháng Giêng)

Hội Phết Hiền Quan  (hay hội cướp phết) là lễ hội dân gian được tổ chức ngày 12 và 13 tháng giêng tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông (Phú Thọ). Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa – Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước. Trong lễ hội diễn ra, hàng trăm thanh niên trai tráng sẽ tham gia cướp phết gồm có 3 quả phết được đặt giữa khu đất trống tượng trưng cho mặt trời để cầu may mắn.

5. Lễ hội dịp Tết Nguyên đán ở Thái Bình

Hội chùa Keo Thái Bình (ngày 14 tháng Giêng)

Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Chùa là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng bậc nhất ở Việt Nam. Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo.

Từ thành phố Nam Định, qua cầu Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa màu xanh bát ngàn của quê lúa Thái Bình.

Chùa thờ Không Lộ, có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, được phong làm Quốc Sư. Ngoài lễ Phật còn có các trò chơi bắt vịt, thi thổi cơm và ném pháo…

6. Lễ hội dịp Tết Nguyên đán ở Vĩnh Phúc

Hội chọi trâu Hải Lựu (16 – 17 tháng Giêng)

Hội chọi trâu Hải Lựu (xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) được mở hàng năm vào ngày 16 và 17 tháng Giêng, là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, Sông Lô – Vĩnh Phúc để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.

Có lẽ, do có nguồn gốc rõ ràng, truyền thống lâu năm và ý nghĩa lịch sử sâu sắc mà chỉ sau khi khôi phục được ít lâu, Lễ Hội chọi trâu Hải Lựu đã nhanh chóng được nhiều người biết đến, danh tiếng có phần lấn lướt cả Hội chọi trâu Đồ Sơn vốn được mặc định là nổi tiếng nhất Việt Nam.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.