Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hà Nội có những lễ hội nào vào dịp Tết Nguyên đán?

0

Cập nhật vào 21/01

Tháng Giêng là khoảng thời gian có nhiều lễ hội nhất ở tất cả mọi miền đất nước. Thủ đô Hà Nội cũng tưng bừng đón xuân với nhiều lễ hội truyền thống có sức hấp dẫn với nhiều du khách phương xa.

Hà Nội có những lễ hội nào vào dịp Tết Nguyên đán? 2

Những lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán ở Hà Nội cũng là địa điểm du lịch Tết hấp dẫn để bạn thực hiện chuyến du xuân đầu tiên của năm Đinh Dậu 2017.

Hội gò Đống Đa (mùng 5 tháng Giêng)

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung – người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Hà Nội có những lễ hội nào vào dịp Tết Nguyên đán? 3

Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất.

Hàng năm, vào ngày mùng 5 Tết Âm lịch, nhân dân ta lại nô nức tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa tại khu gò Đống Đa thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là chiến thắng oanh liệt của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu – 1789.

Ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đặc biệt tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.

Lễ hội Chùa Hương (từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 Âm lịch)

Hội Chùa Hương kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch (chính hội là ngày 15 tháng Hai). Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội). Đây cũng là lễ hội có thời gian mở hội dài nhất so với các lễ hội khác ở nước ta.

Hà Nội có những lễ hội nào vào dịp Tết Nguyên đán? 4

Theo tâm thức của người Việt xưa, Hương Sơn được coi là là cõi Phật và Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Âm. Khác với các lễ hội khác, lễ hội Chùa Hương là một lễ hội lớn độc đáo. Phần lễ ở Chùa Hương là lễ Phật, phần hội ở Chùa Hương là sự có mặt của du khách hành hương về đất Phật. Trong dịp lễ hội, hàng chục vạn người đến viếng thăm cảnh núi non, hang động và cầu may, cầu phúc tại các ngôi chùa…

Được biết giá vé tham quan chùa Hương từ năm 2017 là 80.000 đồng/người, mức giá sử dụng đò dọc là 50.000 đồng trên người. Cụ thể các đối tượng được ưu đãi giá vé, kinh nghiệm lễ hội chùa Hương cập nhật tại bài viết: Kinh nghiệm đi lễ hội chùa Hương suôn sẻ ngày đầu năm

Hội Cổ Loa (từ mùng 6 – 16 tháng Giêng)

Là một trong những lễ hội tiêu biểu của đất nước, tưởng nhớ và suy tôn An Dương Vương Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa. Lễ hội Cổ Loa diễn ra tại làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, từ ngày 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch. Không chỉ có các nghi lễ tế, rước truyền thống, lễ hội Cổ Loa còn tưng bừng các trò chơi dân gian như bắn nỏ, đánh đu, đấu vật truyền thống, hát quan họ trên thuyền, bên giếng Ngọc trước cửa đền Thượng… Lễ hội diễn ra từ mùng 6 đến 16 tháng Giêng.

Lễ hội đền Gióng (mùng 6 tháng Giêng)

Cũng vào ngày mùng 6 tháng Giêng, lễ hội đền Gióng hàng năm lại khai hội. Lễ hội đền Gióng được tổ chức tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội). Theo truyền thuyết đây chính là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.

Hà Nội có những lễ hội nào vào dịp Tết Nguyên đán? 5

Lễ hội  diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.

Hiện tại, khu di tích gồm: đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi, đền Thượng, tượng đài thánh Gióng, chùa Non nước và các lăng bia đá ghi lại lịch sử và lễ hội đền Sóc.

Năm 2011 Hội Gióng (gồm 2 lễ hội chính tại Sóc Sơn và tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, HN) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.