Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

10 tình huống “khó xử” đối với cô giáo mầm non trên lớp học

0

Cập nhật vào 04/01

Nếu là giáo viên mầm non thì bạn phải trải qua những tình huống sư phạm hóc búa và cảm thấy bế tắc khi tìm hướng giải quyết.

Dưới đây chúng tôi xin đưa ra 10 tình huống “khó xử” đối với cô giáo mầm non và cách giải quyết chúng.

10 tình huống "khó xử" đối với cô giáo mầm non trên lớp học

Tình huống 1: Trẻ tranh giành đồ chơi với nhau

Tình huống

Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi rất vui vẻ, bỗng dưng có 2 bé tranh giành chiếc ô tô đồ chơi không bé nào chịu nhường bé nào.

Cách giải quyết

Cô tới bên 2 bé hỏi nguyên do vì sao các con lại tranh giành nhau. Hỏi ý các bé xem có thể cho cô chơi chung với các con không và hướng dẫn các bé một trò chơi đơn giản như đố về màu sắc của xe và các bộ phận của xe. Hai bé sẽ lần lượt cầm ô tô chỉ rồi hỏi bạn và nếu bạn đoán đúng sẽ đổi chỗ cho nhau và cô sẽ là trọng tài. Khi các bé đã có thể vui vẻ trở lại thì hai bé sẽ tự chơi với nhau.

Nếu bạn muốn thiết kế cho mình 1 giám đốc chuyên nghiệp, sang trọng và hiện đại, hãy tham khảo những mẫu nội thất phòng giám đốc và dịch vụ thiết kế văn phòng của Nội thất Đức Khang chúng tôi!

Tình huống 2: Trẻ bị ốm nhưng phụ huynh vẫn mang trẻ đến lớp

Tình huống

Có một trẻ bị ốm, mệt thế nhưng phụ huynh vẫn mang con đến lớp.

Cách giải quyết

Cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ để giải quyết.

Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm về nhà chăm sóc do trường mầm non chỉ nhận chăm sóc khi các cháu thật sự khoẻ mạnh, ngoài ra cô còn phải chăm sóc rất nhiều trẻ khác chứ không thể lúc nào cũng tập trung cho trẻ đang bị ốm.

Với trường hợp trẻ chỉ mệt nhẹ và gia đình trẻ lại không có người trông và muốn được gửi con thì cô giáo có thể nhận trẻ nhưng phải theo dõi trẻ thường xuyên trong ngày.

Còn nếu khi đã nhận trẻ và sau một khoảng thời gian học thì diễn biến bệnh của trẻ nặng, cần đưa ngay sang phòng y tế của nhà trường và thông báo ngay cho cha mẹ của trẻ.

Trường hợp 3: Phụ huynh muốn cho con đi học thêm để chuẩn bị vào lớp 1

Tình huống

Phụ huynh muốn cho con đi học thêm với mục đích chuẩn bị cho bé vào lớp 1, nên một số cha mẹ học sinh đã gặp riêng và đề nghị bạn dạy thêm cho con họ để các cháu biết đọc, biết viết và làm tính được thành thạo hơn.

Cách giải quyết

Bạn hãy nói với phụ huynh rằng bạn sẽ làm tròn trách nhiệm về chương trình giáo dục mầm non.

Trong lứa tuổi mầm non trẻ không nên học quá nhiều, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên, và để chúng chơi, vận động đúng với lứa tuổi của chúng.

Cho cha mẹ của trẻ biết rằng chương trình giáo dục mầm non đã đáp ứng được về kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi học lớp 1.

Bạn có biết: Hiện nay, việc tìm gia sư dạy kèm cho con không còn là vấn đề xa lạ. Tuy nhiên để tìm được trung tâm gia sư uy tín thì không phải dễ. Nếu bạn muốn tìm gia sự dạy kèm lớp 2 tại nhà mời bạn tham khảo trung tâm gia sư Hà Nội – Gia sư Việt tại: https://giasuviet.com.vn/gia-su-lop-2.html, chắc chắn Gia sư Việt sẽ làm bạn hài lòng!

10 tình huống "khó xử" đối với cô giáo mầm non trên lớp học

Tình huống 4: Trẻ luôn nói “không”

Tình huống

“Con không muốn ăn”, “Con không muốn uống thứ này”, “Con không thích”, “Con không muốn”,… Trẻ nói “không” với tất cả những gì bạn muốn ở trẻ.

Cách giải quyết

Bạn tuyệt đối hạn chế việc quát tháo, trừng mắt hay dùng đến đòn roi dọa nạt trẻ vì có thể khiến trẻ càng cảm thấy khó chịu và lì lợm hơn. Thay cho trẻ lựa chọn giữa “có” hoặc “không”, bạn hãy đưa ra những giới hạn lựa chọn cho trẻ như: “Con muốn ăn cơm hay cháo?”, “Con muốn uống nước cam hay sữa?”, “Con muốn chơi với bạn hay muốn chơi một mình?”…

Tình huống 5: Khi trả trẻ về cho phụ huynh, có một trẻ bị thất lạc

Tình huống

Đến giờ phụ huynh đến đón trẻ về, nhưng do hỗn loạn nên có một trẻ đã bị thất lạc.

Cách giải quyết

Trước tiên bạn phải giữ bình tĩnh để nắm bắt vấn đề và tìm hướng giải quyết hiệu quả nhất.

Nhanh chóng báo ngay cho ban giám hiệu nhà trường để kết hợp với các lực lượng an ninh, các phương tiện truyền thông cùng phối hợp để tìm trẻ một cách nhanh nhất.

Bạn cũng cần phải thông báo cho phụ huynh để cùng kết hợp tìm kiếm và biết đâu phụ huynh đã đón được trẻ nhưng chưa kịp thông báo cho cô giáo.

Tình huống 6: Trẻ không chơi cùng bạn

Tình huống

Trong giờ hoạt động vui chơi, có một trẻ không tham gia chơi cùng các bạn còn lại.

Cách giải quyết

Trước tiên bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại như vậy để có hướng giải quyết thích hợp.

Nếu vì trẻ không được khỏe thì bạn cần có biện pháp chăm sóc cho phù hợp.

Nếu do chủ đề chơi không phù hợp với nhu cầu, ý tưởng chơi của trẻ thì giáo viên hãy trò chuyện với trẻ để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ, thông qua đó biết cách chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tham gia chơi.

Tình huống 7: Trẻ hay đánh bạn

Tình huống

Trong lớp bạn quản lí có một trẻ rất hay bắt nạt hoặc đánh bạn.

Cách giải quyết

Bạn nên nói chuyện trực tiếp với trẻ, nói cho trẻ hiểu không nên đánh bạn vì đánh bạn như vậy là một hành vi xấu không nên làm, các bạn trong lớp phải chơi đoàn kết với nhau. Cho trẻ biết nếu có xích mích hoặc tranh cãi gì thì nên trình bày với cô để cô giải quyết.

10 tình huống "khó xử" đối với cô giáo mầm non trên lớp học

Tình huống 8: Một trẻ bị các bạn trong lớp xa lánh

Tình huống

Có một trẻ bị các bạn trong lớp xa lánh, không ai chơi cùng. Trẻ thường không tham gia các trò chơi với các bạn và đôi khi không nghe cả lời cô giáo.

Cách giải quyết

Bạn nên tìm hiểu bằng cách quan sát trẻ hàng ngày để tìm ra nguyên nhân những biểu hiện đó.

Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.Thứ nhất là do sự cư xử của bé với các bạn khác có vấn đề. Thứ hai là bé có vấn đề về tâm lý.

Nếu nguyên nhân do cách cư xử, có thể bé thường hay tranh giành đồ chơi, đồ ăn với các bạn. Có thể là nói tục, đánh bạn. Bạn nên hướng trẻ hòa đồng bằng cách khuyên nhủ, tổ chức trò chơi tập thể , trẻ sẽ dần có cảm tình hơn với các bạn và tự nhiên sẽ chia sẻ với các bạn.

Nếu vấn đề là từ tâm lý cần nói chuyện với phụ huynh để phát hiện kịp thời. Có thể ở nhà trẻ không có không gian vận động, thường xuyên xem tivi, đồ chơi công nghệ quá nhiều, hay bố mẹ trẻ thường mắng mỏ…

Tình huống 9: Trẻ chỉ thích ăn cơm, không muốn ăn thức ăn khác

Tình huống

Có một trẻ cứ đến giờ ăn thì lại không chịu ăn các loại thịt, cá, canh mà chỉ ăn cơm trắng.

Cách giải quyết

Bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân thông qua phụ huynh học sinh, đồng thời theo dõi các bữa ăn của trẻ tại lớp.

Trò chuyện cùng trẻ về các món ăn có thịt, cá và lợi ích của món ăn đó với cơ thể.

Đến bữa ăn, bạn nên giới thiệu các món ăn với trẻ và động viên trẻ thử ăn một ít rồi phát biểu cảm nhận.

Tình huống 10: Cô giáo dạy cùng lớp nghỉ đột xuất

Tình huống

Trong lớp bạn quản lí gồm hai người, cô giáo dạy cùng bạn nghỉ ốm hoặc có việc đột xuất.

Cách giải quyết

Một lớp học mầm non hiện nay tương đối đông, một cô giáo không thể quán xuyến và chăm sóc tất cả các trẻ.

Khi cô giáo dạy cùng lớp bạn nghỉ đột xuất, bạn phải báo cáo ngay với ban giám hiệu nhà trường để xin người vào thay thế.

Nếu không có người vào thay thế thì bạn phải đảm bảo an toàn cho trẻ lên hàng đầu, bạn không nhất thiết phải tổ chức tất cả các hoạt động mà chỉ tổ chức các hoạt động có thể quản lý an toàn cho trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.