Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lý dành cho học sinh “mất gốc”

0

Cập nhật vào 01/06

Địa lý luôn được coi là môn học “khó nhằn” bởi các số liệu, địa danh, bảng biểu… Tuy nhiên với những học sinh được xem là “mất gốc”, vẫn có những bí quyết hay nếu muốn được điểm cao ở môn Địa lý.

Trong quá trình ôn tập môn Địa lý, học sinh bị mất gốc môn học này cần tổng hợp lại kiến thức, những kiến thức nào không biết, hoặc không nhớ thì các bạn ghi lại vào một tờ giấy, sau khi làm xong giở lại tài liệu để xem phần kiến thức mình bị hổng, chưa rõ và bổ sung vào bài làm. Một vài lần như vậy thôi là các bạn sẽ nhớ rất tốt và nhanh chóng lấp đầy phần kiến thức mình còn thiếu. Những phần bài các bạn tự làm ở nhà các bạn sẽ rất nhớ và làm bài tự tin hơn rất nhiều. Nếu muốn được như vậy, ngoài việc ôn luyện một cách nghiêm túc, các bạn cần tự làm nhiều đề, liên quan đến tất cả nội dung chương trình học. Tham khảo thêm những kinh nghiệm hữu ích tại https://giasuviet.net.vn/

Ôn tập môn Địa Lý đat điểm cao

Về phần lí thuyết: Nắm kiến thức cơ bản bằng sơ đồ xương cá

Không có bất kì một trọng tâm nào cho môn Địa, học sinh phải nắm chắc những vấn đề cốt lõi nhất, cơ bản nhất theo những vấn đề sách giáo khoa đưa ra. Các bạn có thể vạch ra sườn, dàn ý từ lớn đến nhỏ. Nên nhớ tư duy Địa lý mang tính hệ quả, các vấn đề của địa lí đều được hình thành dựa trên mối quan hệ nhân quả. Nếu học vẹt thì địa sẽ rất khô và khó, học phải hiểu được nội dung.

Kiến thức lý thuyết môn Địa lý có rất nhiều cái “khuôn” mà nếu làm bài thi dựa theo những cái khuôn ấy rất dễ kiếm điểm cao.

Phần lý thuyết môn Địa lý có cách trả lời và cách trình bày theo cấu trúc nhất định. Các câu hỏi có đề cập đến vấn đề về  yếu tố Tự nhiên và yếu tố Kinh tế – Xã hội của một vùng miền, địa phương… Cụ thể các yếu tố Tự nhiên có: khí hậu, sinh vật, nguồn nước, vị trí địa lý, đất đai, khoáng sản… Yếu tố Kinh tế – Xã hội gồm: cơ sở hạ tầng, vật chất, chính sách, dân cư, nguồn đầu tư nước ngoài…  Cấu trúc trả lời như vậy giúp bạn ôn tập một cách dễ dàng hơn.

Nắm kiến thức cơ bản bằng sơ đồ xương cá

Một phương pháp giúp học sinh dễ nhớ hơn là dùng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản. Cụ thể, chúng ta có ba phần chính là: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần này lại chia ra từng bài, trong từng bài lại có từng ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được khung của toàn chương trình, học sinh đã có được một hình dung về những nội dung cơ bản mà mình cần ôn tập để “đắp thịt” vào.

Một điều nữa mà học sinh thường “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số. Trong một số trường hợp có thể chỉ cần đưa ra những con số tương đối.

Về phần thực hành: Vẽ biểu đồ hoặc phân tích số liệu

Vẽ biểu đồ hoặc phân tích số liệu

Nếu bắt đầu lấy lại kiến thức môn địa lý mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì học từ phần bài tập vẽ biểu đồ là sự lựa chọn thích hợp nhất cho bạn. Đây là phần tạo nên nhiều hứng thú cho học sinh bị mất gốc vì nhiều bạn cho rằng “đỡ” đi một phần học thuộc” và hầu như thí sinh rất tự tin mình sẽ đạt điểm trọn vẹn.

Bài thi Địa có 10 điểm thì 3 điểm thuộc về phần vẽ biểu đồ và nhận xét biểu đồ. Đây là dạng bài tập không hề khó. Bạn chỉ cần nắm chắc các dạng biểu đồ và trường hợp vận dụng chúng, để ý các quy tắc vẽ biểu đồ như: ở đâu được vẽ bút mực, ở đâu được vẽ bút chì (đường tròn).

. Học sinh có thể dựa vào một số gợi ý sau đây để có cách lựa chọn các dạng biểu đồ cho phù hợp:

– Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)

– Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối)

– Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm

– Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm

– Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biên của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm

– Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung

– Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

Sử dụng Atlas là công cụ để học

Sử dụng Atlas là công cụ để học

Atlas rất bổ ích các bạn học sinh nên sử dụng Atlas thường xuyên trong quá trình học tập và làm bài tập. Ghi nhớ và đọc Atlas thường xuyên sẽ giúp bạn dần hình thành trong đầu những hệ thống bản đồ, biểu đồ, khả năng xác định vị trí địa lý, ký hiệu của từng loài vật, con sông, hồ và những địa danh quan trọng… Nó sẽ giúp bạn học nhanh hơn và có ích khi làm bài tập và trả lời đề thi.

Ngoài ra, Atlas sẽ giúp tư duy của bạn có thể tái hiện lại những hình ảnh trực quan sinh động trong đó và giúp học sinh hiểu sâu hơn về bài học cũng như bài tập. Hơn nữa, Atlas rất hữu ích trong việc trả lời các câu hỏi liên quan đến xác định vị trí, tên các đảo, các vườn quốc gia,…

Tham khảo thêm những hướng dẫn khác về quá trình học ôn thi tại toidulich.net

Lưu ý trong khi làm bài thi

Nắm vững sơ đồ hình xương cá sẽ giúp các em làm dễ dàng phần lý thuyết. \ Sau khi đọc đề, thí sinh chỉ cần dành ra vài phút để vạch lại sơ đồ, từ đó các ý lớn, ý nhỏ được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc theo các đề mục. Chỉ cần thêm các dẫn chứng chi tiết là có một câu trả lời hoàn chỉnh.

Trong phần thi phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi. Ngược lại, khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Chú ý các mốc đột biến như tăng vượt bậc hay giảm mạnh. Khi viết phân tích cần có cái nhìn tổng thể sau đó đi từng bộ phận. Vì thế, nên có một câu mở đầu tóm lược ý ngắn gọn nhất của đề bài trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể.

Môn Địa rất kỵ dài dòng. Trình bảy đúng, đủ ý là có điểm. Nếu muốn ghi điểm cao, tạo thiện cảm cho người chấm, bạn có thể kết cấu thêm phần mở, thân, kết trong bài viết, nhưng không quá tham lam viết dài.

Hi vọng với bí quyết trên đây sẽ giúp các bạn học sinh lấp đầy khoảng trống kiến thức mà mình còn thiếu và đạt được điểm cao trong các kỳ thi.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.