Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Chứng ảo giác xúc giác – Căn bệnh nguy hiểm ít người biết

0

Cập nhật vào 07/12

Chứng ảo giác xúc giác là loại ảo giác liên quan đến cảm giác của con người, làm cho người bệnh cảm thấy như bị theo dõi, kim đâm vào người,…Đây là một căn bệnh nguy hiểm nhưng không phải ai cũng biết để phòng tránh.

Hãy cùng toidulich.net tìm hiểu bài viết sau đây:

  1. Biểu hiện của chứng ảo giác xúc giác:

Khi bị chứng ảo giác xúc giác, người bệnh có cảm giác như kim châm, điện giật, tê lạnh ẩm ướt, sâu bọ bò trên da hay các vật lạ dưới da…có thể xuất hiện từng lúc hay thường xuyên, ảo giác xúc giác có thể kết hợp với ảo thị.

Bên cạnh đó, người bệnh cảm thấy rõ ràng trong người có những dị vật, những sinh vật nằm yên hay động đậy: đỉa trong tai, rắn trong bụng, ếch trong dạ dày, nước chảy trong đầu, điện giật trong tim, tay chân biến đổi, ma quỷ nhập trong người,…

  1. Nguyên nhân gây chứng ảo giác xúc giác:

Cũng giống như những loại ảo giác khác ảo giác xúc giác do một số nguyên nhân gây nên như:

  • Tâm thần phân liệt.
  • Đau nửa đầu.
  • Mê sảng.
  • Sa sút trí tuệ.
  • Động kinh.
  • Rối loạn giấc ngủ.

chứng ảo giác xúc giác 1

rối loạn giấc ngủ gián tiếp gây nên ảo giác xúc giác

  • Bệnh Parkinson.
  • Các khối u.
  1. Các yếu tố nguy cơ gây chứng ảo giác xúc giác:
  • Tuổi: Hầu hết bệnh bắt đầu ở lứa tuổi từ18-28.
  • Nhân cách: Được nhìn nhận như một yếu tố tiền bệnh lý. Bệnh thường xuất hiện ở người hay ngượng ngập từ thời thơ ấu, ngại tiếp xúc với thế giới bên ngoài và sống cô độc, thường gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ với người khác giới ở tuổi vị thành niên. Có thể vì thế họ thích tiếp xúc với những nơi càng ít giao tiếp càng tốt. Tuy nhiên, người có nhân cách này thường không phát triển thành bệnh tâm thần phân liệt nếu không chịu tác động của nhiều yếu tố khác.
  • Tiền sử có dùng các loại thuốc gây ảo giác như: LSD, amphetamin; nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật trầm trọng, các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài ngày.
  • Uống corticoide.
  • Khuyết tật nghe hoặc nhìn, đặc biệt là với người già hay trung niên, thường là người sống độc thân hay phụ nữ. Khuyết tật sẽ dẫn đến trở ngại nhận thức đúng đắn của họ về môi trường sống.
  • Có tiền sử gia đình về bệnh ảo giác, chẳng hạn như bố mẹ, anh chị em ruột, đặc biệt là những trường hợp sinh đôi cùng trứng.
  • Bị stress trầm trọng ở cơ quan hoặc ở gia đình.

chứng ảo giác xúc giác 2

căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ mắc ảo giác nói chung và ảo giác xúc giác nói riêng

  1. Tại sao ảo giác xúc giác là căn bệnh nguy hiểm nhưng được ít người biết đến?

ảo giác xúc giác gây ra những tác hại nguy hiểm như:

  • Bệnh ảo giác xúc giác gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Việc người bệnh thường xuyên cảm nhận được những điều không thật khiến cho họ dần dần tin vào những điều mình ảo giác, từ đó nảy sinh nhiều hệ lụy xấu.
  • Họ tin tưởng vào những gì mình nhìn thấy, nghe thấy dù chúng không có thật. Lòng tin đó vững chắc và khi mọi người nói rằng những gì họ thấy là không đúng thì họ hình thành tâm lý là mọi người chống đối mình.
  • Những điều họ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được có thể là những điều tiêu cực, từ đó khiến cho người bệnh bị ảnh hưởng tiêu cực theo.
  • Ảo giác xúc giác là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh hoang tưởng ảo giác. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp vì mắc bệnh hoang tưởng mà trở thành kẻ sát nhân hoặc tệ hơn là tự sát.
  • Những ảo giác có thể khiến cho người bệnh cảm thấy sợ hãi, họ cảm thấy bế tắc và trong nhiều trường hợp người bệnh có thể tự tử để giải thoát bản thân khỏi những ảo giác đó bằng cách tìm đến cái chết.

Tuy bệnh ảo giác xúc giác gây ra nhiều tác hại như vậy, nhưng không phải ai cũng biết đến căn bệnh này, nếu đã biết rồi thì những triệu chứng của bệnh rất khó để được phát hiện nếu không được bác sỹ thăm khám. Do đó làm cho người bệnh có tâm lý chủ quan cho rằng mình không hề mắc bệnh này.

Đôi khi chúng ta có thể bị chứng ảo giáctuy nhiên khi tình trạng này tái diễn nhiều lần hoặc tần suất tăng lên thì bạn nên đi khám bác sĩ. Một số người cảm nhận được những triệu chứng của bệnh nhưng do ngại ngùng và sợ bị kì thị mắc “bệnh tâm thần” nên dấu bệnh và không đi khám. Một số khác không tin mình mắc bệnh và phản ứng đối với việc đi khám bệnh. Trong trường hợp này, gia đình nên bình tĩnh và thuyết phục người bệnh đi khám.

Xem thêm :

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.