Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Dấu hiệu, phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

0

Cập nhật vào 07/12

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh được mệnh danh là “sát thủ thầm lặng” ở nam giới. Triệu chứng bệnh không gây đau đớn, khó chịu nhưng lại dễ biến chứng nghiêm trọng, gây vô sinh. Hãy cùng tìm hiểu: Nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh để bảo vệ bạn và gia đình của bạn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng phình to của mạng tĩnh mạch phần bìu (túi da nằm dưới dương vật, chứa hai tinh hoàn). Việc tĩnh mạch bìu tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh dẫn đến vô sinh lên tới 40%.

Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Theo các bác sĩ, nguyên nhân chính dẫn đến giãn tĩnh mạch thừng tinh là do suy van tĩnh mạch. Khi van tĩnh mạch thừng tinh bị suy yếu, máu không lưu thông lên trên được, lưu tại tĩnh mạch. Tình trạng dồn ép lâu ngày khiến tĩnh mạch thừng tinh sưng phồng và giãn rộng ra.

Nhiêt độ ở vùng bìu tăng đột biến cũng là nguyên nhân của giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nhiệt độ cao gây trào ngược chất chuyển hóa từ thận về tĩnh mạch thừng tinh và ứ đọng tại đây.

Ngoài ra, một số yếu tố khách quan như lối sống kém lành mạnh, di truyền… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở nam giới.

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh

Tùy theo tuổi tác và mức độ nghiêm trọng, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có những triệu chứng khác nhau.

  • Triệu chứng ở trẻ em

Các bé trái trên 10 tuổi có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh cao. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là các tĩnh mạch bị giãn mềm, nổi ngoằn nghèo dưới da bìu. Nếu chạm vào sẽ có cảm giác như “búi giun”.

  • Triệu chứng ở thanh niên

Thanh niên nam mắc bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường cảm thấy đau tức, khó chịu ở vùng bìu. Cơn đau có xu hướng giảm khi ngồi, nằm và tăng dần nếu đứng lâu, vận động nhiều.

Cùng với đó, bệnh nhân sẽ thấy bìu to ra, nhất là phần bìu trái. Các tĩnh mạch phình to, xoắn vặn, phình hằn lên dưới da.

  • Triệu chứng cảnh báo bệnh nghiêm trọng

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh dễ chuyển biến xấu. Bệnh nhân cần đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường sau:

  • Thể tích tinh hoàn thu nhỏ hơn 3ml.
  • Đau đớn dai dảng ở vùng bìu và tinh hoàn.
  • Da bìu nóng, căng bóng, có màu đỏ gạch.
  • Hai bẹn nổi hạch.
  • Cảm giác đau khi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt.

Các phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Dựa trên mức độ giãn tĩnh mạch ảnh hưởng lên tinh hoàn mà bác sĩ sẽ đề xuất những biện pháp điều trị khác nhau. Ngoài ra để hiểu rõ hơn về các phương pháp chữa bệnh, các bạn có thể tham khảo thêm tại: chữa trị giãn tĩnh mạch.

Phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thuốc

Trường hợp nhẹ là bệnh nhận mới có triệu chứng sưng phồng tĩnh mạch, không cảm thấy đau nhức. Bác sĩ kê đơn thuốc uống giúp thành tĩnh mạch bền vững và thu nhỏ tĩnh mạch. Sau đó, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên để theo dõi.

Phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng phẫu thuật

Trường hợp nặng với các dẫu hiệu tinh hoàn nhỏ, bẹn nổi hạch, đau nhói thì bắt buộc phải phẫu thuật. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật như mổ mở, mổ nội soi, vi phẫu thuật.

Trong đó, vi phẫu thuật có khả năng thành công cao nhất. Sau 1 năm phẫu thuật, người bệnh phục hồi được 65 – 70% chức năng sinh sản.

phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh 1

Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp tính cần điều trị bằng phẫu thuật.

Phương pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh

Trong và sau quá trình điều trị, người bệnh cần thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh. Những thói quen này không chỉ giúp rút ngắn thời gian điều trị, mà còn tránh tái phát bệnh.

Về ăn uống, người bệnh cần có chế độ ăn uống thích hợp, hạn chế tối đa đường. Điều này rất cần thiết trong phòng và chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Về tập luyện, người bệnh có thể tập thể dục vừa sức, tránh vận động quá mạnh, gây áp lực không đáng có cho vùng bìu.

Về trang phục, các loại quần bó sát hoặc quần lót pha nilon không tốt cho việc điều trị bệnh.

>> Phòng chống bệnh bướu cổ nhờ thay đổi thói quen ăn uống

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.