Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trầm cảm ở người già

0

Cập nhật vào 07/12

Ở nước ta có khoảng 10% người bị trầm cảm, trong đó có 1/3 là người cao tuổi. tìm hiểu trầm cảm ở người cao tuổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh.

Nào hãy cùng toidulich.net tìm hiểu bài viết sau đây:

  1. Nguyên nhân gây trầm cảm ở người cao tuổi

– Xảy ra những sự việc làm thay đổi cuộc sống như: Gia đình ly tán, con cái hư hỏng, về hưu, thay đổi chỗ ở, mất mát tài sản, chết chóc,…. đều là những việc có thể tác động rất mạnh đến tâm lý.

– Yếu tố sinh lý, sinh hoá: Các nhà khoa học cho rằng khi người ta già đi có thể mất cân bằng sinh hóa các chất trong cơ thể gây nên trầm cảm, quá trình này diễn ra trong não người có tuổi.

– Thuốc men hay chất kích thích: Thuốc dùng để chữa các bệnh thông thường có thể gây ra nhiều tác dụng phụ với người cao tuổi uống càng nhiều thuốc thì càng hại. Một số thuốc gây ra tác dụng phụ cho trầm cảm như thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc chữa cao huyết áp,thuốc ngủ, …

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trầm cảm ở người già 1

Sử dụng quá nhiều thuốc

– Sử  dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây ra trầm cảm ở người cao tuổi.

– Khi người già bị các bệnh như tai biến mạch máu mão, đái đường, cao huyết áp, trĩ …. Các bệnh này trở thành nỗi ám ảnh của người có tuổi, dẫn đến các biểu hiện của bệnh trầm cảm như lo lắng, bi quan, cáu gắt, trầm cảm làm cho các bệnh thực thể nặng thêm và ngược lại.

– Yếu tố di truyền: ở một số người, trầm cảm có thể là một bệnh di truyền. Khi có người thân bị trầm cảm thì người đó cũng dễ mắc trầm cảm.

– Ngoài ra còn do chế độ ăn uống không đầy đủ, thiếu hụt Vitamin hoặc ít vận động cũng là một nguyên nhân gây trầm cảm ở những người có tuổi.

  1. Dấu hiệu người già bị trầm cảm

– Về tinh thần

 + Lo âu, bồn chồn đứng ngồi không yên.

+ Chán nản và mất niềm tin kéo dài.

 + Dễ giận dữ, cảm thấy bản thân sống không có ý nghĩa.

+ Hay có những suy nghĩ bi quan, không muốn sống.

+ Không quan tâm tới các hoạt động mà trước đây vẫn hứng thú.

 + Cảm xúc lo âu, kể lễ, than vãn, lên cơ hoảng sợ.

 + Suy giảm trí nhớ, xuất hiện ảo giác.

Về thể chất

+ Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ hoặc có thể thức trắng đêm.

+ Đau lưng, đau ngực, nhức đầu nhưng uống thuốc không khỏi.

+ Rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon, ăn uống thất thường.

+ Táo bón kéo dài.

+ Không quan tâm đến ăn mặc, vệ sinh cá nhân.

+ Tăng giảm trọng lượng cơ thể bất thường.

Ngoài ra nếu phát hiện có dấu hiệu của bệnh hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị bệnh trầm cảm để được điều trị kịp thời.

  1. Cách phòng tránh bệnh

Từ những nguyên nhân trên ta có thể có các biện pháp phòng tránh như sau:

+ Người thân nên quan tâm chăm sóc, tạo không gian sống vui vẻ bên con cháu.

+ Cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thuốc, tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia.

+ Giải quyết các vấn đến tâm lí, xung đột, tránh tạo cảm giác cô đơn.

+ Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí, đủ chất, tạo tâm lí thoải mái trong khi ăn.

+ Hoạt động nhẹ nhàng tìm niềm vui vào những chuyện đơn giản.

+ Thường xuyên đi dã ngoại, đi chơi, thăm bà con bạn bè nói chuyện vui vẻ.

+ Tham gia hoạt động cộng đồng địa phương, tập thể dục thể thao, kiểm tra sức khỏe định kì.

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng trầm cảm ở người già 2

Nên đi khám sức khỏe theo định kỳ

Với những thông tin về bệnh trầm cảm ở người cao tuổi: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh cho người già trên đây chúng tôi hy vọng rằng, các bạn sẽ quan tâm hơn đến những người cao tuổi trong gia đình mình để phòng tránh bệnh.

Xem thêm :

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.