Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Khám phá 9 di tích lịch sử nổi tiếng khi đi du lịch Hải Phòng

0

Cập nhật vào 22/06

Hải Phòng không chỉ nổi tiếng với những địa điểm du lịch, vui chơi hấp dẫn như biển Đồ Sơn, đảo Cát Bà… còn nổi tiếng với những di tích gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc. Hãy cùng Tôi du lịch khám phá những di tích lịch sử này trong bài viết dưới đây.

1. Khu di tích núi Voi, An Lão

Núi Voi là một quần thể núi đá, núi đất nằm xen kẽ nhau, nhấp nhô, uốn khúc, cách thành phố Hải Phòng khoảng 20 km, có hình dáng một con voi đang nằm. Quần thể núi Voi thuộc địa phận các xã Trường Thành, An Tiến và An Thắng của huyện An Lão; là một trong những di tích lịch sử, thắng cảnh cấp quốc gia của thành phố Hải Phòng.

Dưới thời Hai Bà Trưng, nữ tướng Lê Chân chọn núi Voi để xây dựng căn cứ, chiêu tập binh mã, tích trữ lương thảo đánh giặc.

Khu di tích lịch sử núi Voi, An Lão

Khu quần thể di tích, thắng cảnh núi Voi nổi tiếng với các công trình kiến trúc văn hoá cổ. Chùa Long Hoa xây dựng từ thời nhà Lý (thế kỷ 11) do chiến tranh phá huỷ, mặc dù đến nay chùa không còn nữa song tên tuổi và vẻ đẹp u tịnh, cổ kính vẫn lắng đọng và được truyền lại từ đời này qua đời khác.

Đình Chi Lai hiện tại là công trình kiến trúc gỗ cổ không rõ năm xây dựng. Đình thờ Cao Sơn Đại Vương, một bộ tướng tâm phúc của Vua Hùng thứ 18. Chùa Chi Lai (Linh Sơn tự) có phần thượng điện với kiến trúc khung gỗ làm vào thế kỷ 19; phần tiền đường chùa mới được phục dựng.

Khu di tích lịch sử núi Voi, An Lão

Núi Voi có nhiều hang động đẹp: hang Họng Voi, hang Chiêng, hang Cá Chép, hang Bể… phía Nam núi voi có động nam Tào, phía bắc có động Bắc Đẩu. Trong hang động có nhiều nhũ đá, măng đá với muôn vàn hình kì lạ như rồng chầu, hổ phục, đầu voi…

Trên đỉnh núi Voi có một khoảng đất tương đối bằng phẳng gọi là bàn cờ cõi tiên.

Đã thành thông lệ, lễ hội truyền thống Núi Voi ở huyện An Lão, thành phố Hải Phòng mang màu sắc văn hoá của người dân miền biển diễn ra từ ngày 12 đến 14/2.

2. Quần thể di tích – danh thắng Tràng Kênh

Quần thể di tích và danh thắng Tràng Kênh thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, cách trung tâm thành phố Hải Phòng 20 km về phía Đông Bắc; là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, một danh thắng được tạo bởi hệ thống núi đá vôi, hang động, và sông ngòi; được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 1962.

Quần thể di tích - danh thắng Tràng Kênh Hải Phòng

Di chỉ Tràng Kênh có diện tích hàng vạn m2, gồm hai khu vực: Khu A là thung lũng của ba ngọn núi đá vôi Hoàng Tôn, Ao Non, Áng Rong. Khu B nằm ở phía Đông Bắc chân núi Ao Non.

Là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc giữ gìn bờ cõi, như sách Đại Nam nhất thống chí đánh giá “Nước ta chống người phương Bắc chỗ này là chỗ cổ họng”, nơi mà Nguyễn Trại mô tả “Nơi quan ải do trời đặt ra thế hiểm yếu khiến hai người có thể chống được cả trăm người; là nơi lập công danh của các bậc hào kiệt”.

Tượng các vị anh hùng dân tộc trong khu di tích Tràng Kênh

Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên cửa sông Bạch Đằng, kết thúc nghìn năm đô hộ của phương Bắc. Cũng trên con sông này, năm 981, Lê Hoàn đánh bại quân Tống. Hơn 300 năm sau, ngày 9/4 năm 1288, trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng chống quân Nguyên – Mông.

Núi Ù Bò là nơi Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo lập bản doanh, đứng chỉ huy quân đội đánh giặc; cửa Bạch Đằng, nơi hợp lưu của ba con sông với dấu tích về trận địa cọc. Ngay dưới chân núi Hoàng Tôn, có đền thờ Trần Quốc Bảo, tôn thất nhà Trần, người có công trong trận chiến Bạch Đằng, khi mất được nhân dân địa phương lập đền thờ.

Bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng

Tràng Kênh được tạo bởi hệ thống núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú và sông ngòi. Hang Vua Hùng (nơi thờ vua Hùng thứ Mười Tám, người đã lập di cung ở đây) cao 15 đến 18 m, rộng 5 đến 10 m, trần hang vút nhọn như gách chuông nhà thờ, nhiều ngách, có suỗi nước chảy róc rách quanh năm[1]. Phong cảnh Tràng Kênh giống như vịnh Hạ Long, được ví như là “Hạ Long Cạn”.

Cộng đồng dân cư địa phương từ xa xưa đã lưu truyền câu ca “Tràng Kênh có núi U Bò, có sông Quán Đá, có đò sang ngang”.

3. Đền thờ Nam Hải Thần Vương

Tương truyền, Đức Nam Hải Đại Thần Vương là danh tướng tuấn kiệt, dưới chướng Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong trận thuỷ chiến chống quân Nguyên – Mông trên Bạch Đằng Giang lịch sử, Nam Hải Đại Thần Vương đã hy sinh và hiển linh tại đảo Hòn Dấu – Đồ Sơn.

Ấy là câu chuyện từ triều đại nhà Trần, vào một đêm sau một trận quyết chiến với giặc Nguyên Mông ở cửa sông Bạch Đằng, dân chài đánh cá gần đảo Dấu bỗng thấy một thi thể không đầu nổi trên mặt nước, trên mình vận trang phục võ quan Đại Việt. Ngư dân đánh cá liền nghinh ngài lên trên đảo để sáng hôm sau cử hành nghi lễ mai táng. Không ngờ, mới tờ mờ sáng hôm sau, khi dân làng ra tới nơi thì đã thấy thi thể của vị võ tướng được mối phủ kín thành ngôi mộ khổng lồ. Những người dân vạn chài cho là điềm ứng liền lập ngôi miếu tranh để phụng thờ. Những ngày sau đó, người dân làng chài thường thấy vị võ tướng hiển linh thành ông già râu tóc bạc phơ.

Đền thờ Nam Hải Thần Vương tại Hòn Dáu

Theo truyền thuyết cha ông kể lại thì vào thời Hậu Lê, vua Lê ngự giá kinh lý vùng Đồ Sơn rồi nghỉ đêm trên đảo, nằm mơ thấy ông già râu tóc bạc trắng tay cầm cần câu, lưng đeo giỏ cá, tự xưng là Thần Đảo. Hôm sau, Vua lên thuyền kể lại cho tùy tùng đi theo cùng nghe và phán rằng: “Nếu là Thần linh hãy cho ta ứng báo”. Vua vừa dứt lời, một con cá to quẫy mạnh nhảy lên thuyền. Thấy linh nghiệm, nhà vua liền phong tước hiệu cho ngài là “Lão đảo Đại Thần Vương” và truyền chỉ cho dân địa phương tu sửa đền để phụng thờ.

Vị võ tướng thuở còn sinh thời trấn giữ ở phía Nam biển, chết cũng ở phía Nam biển cho nên ngôi đền có huệ diệu Nam Hải Đại Thần Vương. Nơi thi thể của vị võ tướng nhà Trần năm xưa được mối phủ kín thành mộ chỉ sau một đêm, bây giờ vẫn còn phía sau hậu cung của đền.

Thần Nam Hải đã 3 lần hiển linh trước các bậc quân vương. Lần sau cùng ngài hiển linh trước một vị quân vương, đó là trong một dịp kinh lý ra Bắc, qua khu vực Đồ Sơn, thuyền rồng của vua Tự Đức gặp sóng to, gió lớn. Nghe các quan lại địa phương bẩm tấu về sự linh thiêng của ngôi đền trên đảo Dấu, vua liền lên đền khấn vái. Thật lạ kỳ, sau khi nhà vua khấn xong, bỗng nhiên trời quang mây tạnh, gió yên biển lặng. Vua Tự Đức liền sắc phong cho ngài là Nam Hải Thần Vương.

Tương truyền thần Nam Hải rất linh thiêng, nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây hay một cành gỗ sẽ bị ngài phạt, phải đem trả lại mới yên.

4. Bến Nghiêng – bến tàu không số K15

Người Việt Nam biết đến Đồ Sơn với những bãi tắm thơ mộng và những rừng thông xanh mướt , song còn ít người biết đến nơi đây ẩn chứa nhiều di tích lịch sử. Đó là di tích lịch sử bến Nghiêng , nơi những tên lính thực hình pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc năm 1955. Đó là Bến tàu không số K15 dưới chân đồi Nghinh Phong thuộc khu 3 Đồ sơn , nơi xuất phát của những con tàu không số vận tải hóa , vũ khí chi viện cho trận mạc miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Khu di tích lịch sử bến Nghiêng, Hải Phòng

Cách đây gần nửa thế kỷ , năm 1959 quân đội ta đã thành lập hai đường vận tải chiến lược nhằm chi viện nhân lực sức của cho đồng bào và chiến sỹ miền Nam , một trên bộ và một trên biển , vượt núi Trường Sơn và xuyên biển Đông. Sau gần bốn tháng chuẩn bị , ngày 8/4/1962 , chuyến tàu trinh sát và mang chỉ thị của Trung ương về mở đường vận tải chiến lược trên biển do đồng chí Bông Văn Dĩa Sai khiến đã đến được miền Nam , mở hướng chi viện mới công hiệu , bảo đảm bí ẩn , bất thần.

Bến Nghiêng, Hải Phòng là nơi chở khách ra đảo hòn Dáu

Tháng 10 – 1961 , Bộ Tập hợp nhân lực thành lập Đoàn 759 , đoàn vận tải thủy có trách nhiệm vận tải chi viện cho miền nam bình hải đạo. Bắt đầu từ đây , cán bộ , chiến sỹ Đoàn 759 với những chiến công hiển hách , việc làm phi thường tạo thành con đường huyền thoại mang tên Bác , kỳ tích có một không hai trong lịch sử dân tộc. Cũng bắt đầu từ đây xuất hiện những con tàu không số lúc ẩn lúc hiện như thần thoại.

Ngày nay những ai có dịp đến Đồ Sơn, khi đến thung lũng Xanh dưới chân đồi Nghinh Phong đều thấy tượng kỷ niệm di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển lồng lộng và trọng thể giữa mây trời.

Trụ tàu trên bến tàu không số K15

Giữa màu xanh của núi đồi Đồ Sơn trong tiếng rì rào của sóng biển , di tích K15 là tượng trưng anh hùng ca ngợi lòng quả cảm , sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì tổ quốc của cán bộ chiến sỹ trên những con tàu không số năm xưa. Hiện , K15 còn lại những cột bê tông trường tồn như nốt nhạc của bài ca đi cùng năm tháng , khắc ghi chiến công chói lọi , đánh dấu trang sử hào hùng của quân đội ta.

5. Di tích lịch sử Bạch Đằng Giang

Khu di tích Bạch Đằng Giang thuộc địa phận thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, cách trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 25 Km về phía Bắc. Khu di tích được bao bọc bởi dãy núi đá Tràng Kênh hùng vĩ, phía trước là con sông Bạch Đằng huyền thoại, sườn phía Nam là dòng sông Giá hiền hòa. Khu di tích cũng đang được nhân dân Hải Phòng lập đề án xây dựng thành công viên Chiến thắng Bạch Đằng – tương lai sẽ trở thành địa điểm tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng lịch sử.

Di tích lịch sử Bạch Đằng Giang

Quần thể khu di tích bào gồm: Linh Từ Tràng Kênh, Đền thờ Vua Lê Đại Hành, Đền thờ Đức vương Ngô Quyền, Đền thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Đền thờ Mẫu, Đền thờ Bác Hồ, Trúc Lâm tự Tràng Kênh, Quảng Trường chiến thắng Bạch Đằng, nhà trưng bày và mô hình Bãi cọc trên sông Bạch Đằng.

Di tích bãi cọc ngầm trên Bạch Đằng Giang

Nét đặc sắc, hấp dẫn của di tích Bạch Đằng Giang không chỉ ở chỗ nơi đây từng diễn ra các trận đánh trong lịch sử, lưu giữ những hiện vật có thật – những chiếc cọc gỗ đầu bịt sắt, nơi thờ 3 vị anh hùng dân tộc gắn với 3 trận chiến thắng oai hùng trên sông Bạch Đằng (Đức vương Ngô Quyền với Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938; Hoàng đế Lê Đại Hành với Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai năm 981 và Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn với Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba năm 1288).

6. Đền Bà Đế

Những bậc kỳ lão địa phương lưu truyền cho con cháu rằng, vào năm 1736, chúa Trịnh đời thứ 7 là Trịnh Giang về Đồ Sơn rong chơi dạo cảnh bằng thuyền.

Sau khi lên ngôi chúa, Trịnh Giang bỏ bê việc nước, chỉ chú tâm vào hưởng thụ đàn ca xướng hát và dâm loạn.

Khi rong chơi ở biển Đồ Sơn, thuyền rồng đến gần núi Độc, Trịnh Giang bỗng nghe một giọng hát con gái lanh lảnh vang lên. Giọng hát hay đến mức sóng ngừng rì rào, chim ngừng hát, đất trời lặng đi để lắng nghe. Giọng hát khiến chúa xao xuyến, mê mẩn nên truyền lệnh cho thị vệ tìm cho được người con gái, chủ nhân giọng hát, bắt đem lên thuyền.

Khu di tích lịch sử đền Bà Đế

Thị vệ rời thuyền lên núi Độc truy tìm thì phát hiện giọng hát là của một cô thôn nữ “hoa nhường nguyệt thẹn” tên Đào Thị Hương vừa tròn 18 tuổi. Hương là con gái duy nhất của một ngư dân làng chài nghèo khó. Từ khi chào đời, da thịt Hương có một mùi thơm quyến rũ lạ thường. Khi bắt đầu biết nói, Hương đã làm lay động lòng người bởi giọng hát trữ tình, lanh lảnh như chim hót. Hằng ngày, cô xuống bãi biển bắt ốc, đổi gạo, nuôi cha mẹ già.

Thị vệ bắt Hương đem lên thuyền cho chúa. Động lòng tà dâm, Trịnh Giang cưỡng dâm nàng thôn nữ. Sau khi thỏa mãn thú tính, Trịnh Giang đe dọa, nếu nàng kể cơ sự cho người khác biết, cả làng sẽ bị tru di. Trịnh Giang sai thị vệ ném nàng xuống biển rồi dong thuyền đi.

Nàng Hương không chết nhưng một sinh linh trong bụng bắt đầu hình thành. Biết nàng chửa hoang, hương chức làng bắt nàng khai chủ nhân của bào thai. Nàng nghĩ, nếu khai ra sự thật, bạo chúa Trịnh Giang sẽ giết hết dân làng, trong đó có cha mẹ mình, nên cương quyết không khai.

Tức giận vì nàng Hương chửa hoang làm ô uế thanh danh của làng, các hương chức đem nàng ra mép biển núi Độc trói lại rồi dìm xuống nước. Trước lúc bị dìm, nàng Hương cất tiếng than oán: “Tôi vì sinh mạng dân làng mà chịu chết. Nỗi oan này thấu trời động đất. Khi chết oan hồn tôi quyết ở lại trần gian khi nào giải được tội mới về trời”.

Một người trong họ Hoàng Đình được sai dùng dây thừng trói nàng vào cối đá rồi dùng sào cắm xuống đáy nước. Nỗi oan khuất động lòng biển, sóng cồn nổi lên đẩy thi thể nàng Hương cùng dây thừng, cối đá dạt vào một hang đá dưới chân núi Độc.

Người họ Hoàng Đình lại dùng sào cắm thi thể nàng Hương xuống đáy biển. Sóng lại dâng cao nhổ sào đẩy thi thể cùng cối đá dạt vào hang. Người họ Hoàng Đình lại cắm sào xuống đáy nước. Thi thể nàng lại bị sóng đẩy vào hang. Sự việc cứ lặp đi lặp lại như thế đến lần thứ ba thì không ai còn thấy thi thể nàng Hương đâu nữa. Hang đá chỉ còn trơ lại dây thừng và cối đá.

Từ đó, hàng đêm, dân làng nghe thấy từ hang đá văng vẳng tiếng hát cao vút, bi ai. Tiếng hát than oán nỗi oan khiên. Lắng nghe tiếng hát, dân làng thấu hiểu nỗi oan và nhận ra nàng chấp nhận chết để tránh họa bạo chúa cho dân làng. Điều kỳ lạ là những người có nỗi oan khiên, khi tìm đến hang đá than khóc đều được nàng Hương hiển linh báo mộng chỉ cách hóa giải. Vì lẽ đó, một số người gọi hang đá đó là “Hang giải oan”.

100 năm sau (khoảng năm 1850), có lần Vua Tự Đức đến viếng đền. Nghe dân làng kể lại tích xưa, cảm thương nàng Hương, vua ban chỉ sắc phong nàng Hương là: Đông Nhạc Đế Bà – Trịnh Chúa Phu nhân. Đồng thời, Vua Tự Đức xuất ngân xây dựng mái đền nơi cửa hang để dân làng tiện cúng bái, chiêm ngưỡng sự tích và răn dạy con cháu.

7. Di tích trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Khu di tích và đền thờ Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm là quần thể các công trình lịch sử – văn hoá gắn với cuộc đời và sự nghiệp danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử Việt Nam thế kỷ 16, trên quê nội (thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) và quê ngoại (thuộc xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng) của ông.

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 9 hạng mục: tháp bút Kình Thiên; đền thờ dựng sau khi cụ mất (1585) với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ “An Nam Lý Học”; nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm; phần mộ cụ thân sinh ở phía sau đền; tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng đá cao 5,7m, nặng 8,5 tấn; hồ bán nguyệt rộng khoảng 1.000m²; chùa Song Mai; Nhà Tổ có tượng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Quán Trung Tân, nơi lưu giữ quan niệm mới về chữ “Trung” hướng lòng theo “chí trung chí thiện

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hàng năm cứ đến ngày 23/12, người dân trong vùng và các nơi lại kéo về đền thờ tế lễ, dâng hương tưởng niệm ngày mất của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bên cạnh phần lễ, phần hội với nhiều trò chơi dân gian đánh vật, kéo co, chọi gà, cờ người… đã mang đến một không khí lễ hội dân gian độc đáo, để lại những ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong và ngoài nước

8. Đền Nghè

Đền Nghè nằm ở trung tâm thành phố, thuộc phường Mê Linh (nay là phường An Biên, quận Lê Chân). Đền Nghèdi tích lịch sử văn hóa thờ nữ tướng Lê Chân – vị tướng giỏi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ 1 (40 – 43), đã đến vùng đất ngã ba sông Tam Bạc – sông Cấm, lập ấp Vẻn, sau đổi là An Biên Trang, tiền thân của Tp. Hải Phòng sau này. Ngôi đền là tổng thể di tích lịch sử gồm voi – ngựa đá, sập đá, bia đá và các toà kiến trúc xinh xắn với qui mô vừa phải nhưng từ lâu đã trở thành một trong số những di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của địa phương.

Di tích lịch sử Đến Nghè Hải Phòng

Tương truyền rằng Bà sống khôn chết thiêng. Khi Bà gieo mình xuống sông thì hoá đá trôi trên mặt sông Kinh Thầy. Từ đoạn sông vùng Đông Triều quê cũ của Bà đến bến Đá (nay là bến Bính) thì bập bồng xoay tròn trên mặt nước. Nhân dân làng An Biên biết Bà đã hiển thánh, liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt và khiêng đá thiêng về. Khiêng đến khu vực Đền Nghè hiện nay thì trời bỗng nổi cơn giông gió, chão đứt. Dân làng bèn chọn khu đá rơi ấy để dựng đền thờ Bà.

9. Làng nghề tạc tượng, múa rối Bảo Hà

Làng Bảo Hà (xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo) là một địa danh nức tiếng ở Hải Phòng về nghề truyền thống như tạc tượng, múa rối. Tương truyền, cụ Nguyễn Công Huệ là người có công sáng lập, truyền dạy nghề tạc tượng cho dân làng Đồng Minh.

 Làng nghề tạc tượng, múa rối Bảo Hà

Theo đó, những năm giặc Minh đô hộ nước ta, cụ Huệ bị bắt đi phục dịch ở Quan Xưởng, Trung Quốc. Trong thời gian đó, cụ đã chú tâm học nghề chạm khắc, sơn mài và châm cứu. Đến đời Lê Nhân Tông (1443 – 1459), cụ Huệ trở về quê và dạy nghề tạc tượng cho dân làng. Mọi người suy tôn cụ là Tổ nghề tạc tượng và được phối thờ tại miếu Bảo Hà.

Tượng Đức Linh Lang Đại Vương

Theo thần phả, Linh Lang là con vua Lý Thánh Tông sinh vào tháng Chạp, năm Giáp Thìn (1064), được đặt tên là Hoằng Chân, mẹ là cung phi thứ 9. Linh Lang được sinh ra tại làng ở Trị Chợ, Thủ Lệ (quận Ba Đình ngày nay).

Khi giặc Tống xâm lược nước ta, hoàng tử đã cầm quân đánh giặc. Trong một đợt hành quân, ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sĩ, tuyển mộ quân. Khi ngài mất, dân làng xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa.

Tượng Đức Linh Lang Đại Vương, hoàng tử Hoàng Chân đồng thời là một danh tướng thời Lý, do chính Thánh sư nghề Nguyễn Công Huệ tạc. Bức tượng được thờ tại miếu Bảo Hà (còn gọi là miếu Ba Xã), trong tư thế ngồi trên ngai, tay cầm văn tự có thể đứng lên ngồi xuống. Đây là bức tượng độc đáo, đã trên 500 tuổi[7], tượng cao 1,6 m bằng đúng với kích thước của Hoàng Chân, là sự kết hợp của nghệ thuật tạc tượng với nghệ thuật múa rối, được coi là cổ vật xứ Đông, đồng thời là bức tượng hiếm gặp (độc nhất vô nhị) trong số những bức tượng hiện có ở Việt Nam. (Theo vi.wikipedia.org).

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.