Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Du lịch Đà Lạt nên đi những đâu? Đi như thế nào?

0

Cập nhật vào 14/03

Đến Đà Lạt mà chưa đi hết những địa điểm nổi tiếng này thì thật đáng tiếc. Tôi du lịch sẽ chia sẻ với bạn các địa điểm du lịch ở Đà Lạt cả ở trong và ngoài thành phố cho bạn tham khảo và đừng bỏ lỡ nhé.

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM Ở TRONG THÀNH PHỐ:

1. Nhà ga Đà Lạt

Nhà Ga Xe Lửa Đà Lạt là một trong hai di tích cấp quốc gia được chính phủ công nhận tại Đà Lạt, đây là nhà Ga tọa lạc tại độ cao hơn 1500m so với mực nước biển và cũng là một trong những nhà Ga cổ kính nhất Đông Dương.

Nhà ga Đà Lạt

Ga Đà Lạt được người Pháp xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào năm 1938, đây là nhà Ga tiếp nối với tuyến đường sắt từ Phan Rang lên Đà Lạt dài 84km.

Nhà ga Đà Lạt

Nhà ga Đà Lạt hiện nay đã không còn sử dụng để vận chuyển mà là nhà ga phục vụ du lịch. Với tuyến đường 7 km, tàu sẽ đưa du khách khám phá phố núi từ Ga Đà Lạt đến Trại Mát.

Bên trong nhà ga Đà Lạt

Điểm cuối cùng khách tham quan là Chùa Linh Phước – hay chùa Ve Chai – một kiến trúc Phật Giáo đặc sắc và cùng khám phá Trại Mát.

Ga Đà Lạt là địa điểm sống ảo của các bạn trẻ

Cách đi đến ga Đà Lạt:

  • Từ đài phun nước ngay trước chợ Đà Lạt, đi thẳng qua cầu Ông Đạo hay đập hồ Xuân Hương.
  • Rẽ trái tại ngã ba đầu tiên trước coffe Nhật Nguyên, bạn tiếp tục đi thẳng hướng nhà hàng Thủy Tạ, băng qua siêu thị Big C sẽ thấy một ngã ba.
  • Rẽ phải hướng khách sạn công đoàn, tiếp tục đi thêm khoảng 700m nữa, lên một con dốc nhỏ nhìn phí tay phải sẽ thấy cổng nhà ga Đà Lạt.

Trước khi đến đây, bạn đừng bỏ qua Cẩm nang du lịch Đà Lạt tự túc này nhé!

2. Thung lũng Tình Yêu

Một địa điểm nhất định phải tới ở Đà Lạt đó là thung lũng Tình Yêu. Nơi đây đẹp và cuốn hút bởi những vườn hoa và đồi thông quanh năm xanh biếc.

Thung lũng Tình yêu Đà Lạt

Bạn sẽ được chiêm ngưỡng hình ảnh vô cùng lãng mạn như cầu khóa tình yêu và vòi nước trên không, mê cung tình yêu.

Con đường trong Thung lũng Tình yêu Đà Lạt

Ngoài ra tới Thung Lũng Tình Yêu, du khách có thể cưỡi ngựa, đi thuyền dạo cảnh hồ Đa Thiện, du ngoạn bằng xe jeep và xe lửa.

Đôi cánh thiên thần ở Thung lũng Tình Yêu

Cảm giác thư thái trên lưng ngựa để có thể thưởng ngoạn trọn vẹn đồi xanh càng làm cho đam mê phiêu lưu hay một chút máu nghệ sĩ thêm mạnh mẽ.

Thung Lũng Tình yêu Đà Lạt

Một trong những nơi đẹp nhất Thung lũng tình yêu là đồi Vọng Cảnh, du khách có thể men theo con đường ven hồ để đến đây hoặc thuê dịch vụ xe lửa, xe điện hoặc xe jeep ở cổng thung lũng Tình Yêu.

Thung lũng Tình yêu nhìn từ trên đồi

Tại đồi Vọng cảnh du khách có thể phóng tầm nhìn đến núi Langbiang và ngắm nhìn những hàng hoa Mimosa nở rộ vào dịp xuân về. Thung lũng Tình Yêu nằm ngay trung tâm Thành phố nên bạn có thể tìm thấy rất dễ.

3. Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt

Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt là một trong hai công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố Đà Lạt đã được chính phủ công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt

Ngoài ra đây cũng là một điểm đến của rất nhiều du khách đam mê kiến trúc và chụp ảnh.

Cao đẳng sư phạm Đà Lạt là địa điểm chụp ảnh yêu thích của các bạn trẻ

Tiền thân của trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt hiện nay là trường Grand Lycée Yersin, đây là một trường quý tộc được kiến trúc sư người Pháp là Moncet thiết kế và xây dựng vào năm 1927, nhằm phục vụ việc dạy học cho các con em người Pháp cùng với giới con cháu địa chủ giàu có thời đó.

Cao đẳng sư phạm Đà Lạt là địa điểm chụp ảnh yêu thích của các bạn trẻ

Công trình trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt với tòa nhà 4 tầng uốn cong được hội kiến trúc sư thế giới (UIA) công nhận là một trong 1000 công trình kiến trúc độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20.

Cách đi đến Cao đẳng sư phạm Đà Lạt:

Từ vòng xoay nước đi theo hướng đến quảng trường Lâm Viên khoảng tầm 1,4km sẽ gặp một ngã 3. Từ ngã 3 rẽ phải vào đường Yersin đi khoảng 400m thấy một ngã 3 hơi dốc phía tay trái. Rẽ trái vào đường Yersin tiếp tục đi thẳng khoảng tầm 800m sẽ thấy trường cao đẳng sư phạm Đà Lạt.

Cung đường trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt

Thời gian mở cửa:

  • Từ thứ 2 – 7: Mở cửa tầm từ 11h30 – 13h00 và 16h30-17h30
  • Chủ nhật: Mở cửa tự do.

4. Nhà Thờ Con Gà

Nhà thờ chánh tòa Đà Lạt là nhà thờ lớn nhất của toàn Giáo phận Đà Lạt cũng là một trong những công trình kiến trúc cổ đầu tiên được người Pháp xây dựng.

Nhà thờ Con Gà ở ĐÀ Lạt

Nhà thờ Con Gà tọa lạc tại đường Trần Phú trung tâm của thành phố Đà Lạt, đối diện là đường Lê Đại Hành.

Kiến trúc nhà thờ Con Gà được thiết kế theo các nhà thờ công giáo Roma ở châu Âu, đây là một dạng kiến trúc tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.

Nhà thờ Con Gà ở ĐÀ Lạt

Nền của nhà thờ được thiết kế theo hình chữ thập, có chiều dài 65m, rộng 14m và riêng tháp chuông cao đến 47m.

Nếu đứng trên tháp chuông nhà thờ con Gà, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh trung tâm thành phố Đà Lạt, núi Langbiang và các khu vực lân cận khác.

Mặt sau cảu nhà thờ Con gà Đà Lạt

Và điều đặc biệt lý giải vì sao nhà thờ có tên là nhà thờ Con Gà, bởi phía trên đỉnh của tháp chuông được đặt một bức tượng con gà bằng đồng đen.

Đây là biểu tượng linh vật của nước pháp, gà trống Goloa, đứng từ xa cách tháp chuông khoảng 100m bạn có thể nhìn rõ về tượng con gà trống tọa lạc trên cây thánh giá của tháp chuông này.

Cách đi đến nhà thờ Con Gà:

  • Từ Quảng trường Lâm Viên, bạn đi theo đường bên trái quảng trường đến Vòng xoay Kim Cúc thì đi vào đường Trần Hưng Đạo khoảng 1km là tới.

Cung đường đến nhà thờ Con Gà ở Đà Lạt

Giờ lễ hàng ngày

  • Ngày thường : Sáng 5h15 , Chiều 17h15
  • Chủ nhật : 5h15, 7h, 8h30, 16h, 18h

5. Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là hồ lớn nhất và nằm ngay trung tâm Đà Lạt, phía trước quảng trường Lâm Viên.

Từ Hồ Xuân Hương có thể đi dạo bộ hoặc xe ngựa để tham quan thành phố. Sáng sớm và hoàng hôn là thời điểm hồ Xuân Hương đẹp nhất.

Hồ Xuân Hương Đà Lạt nhìn từ Quảng trường

Bên bờ hồ Xuân Hương Đà Lạt

Quang cảnh tuyệt vời, không khí trong lành giúp khách du lịch cảm nhận trọn vẹn sự yên bình nơi đây.

6. Nhà thiếu nhi Đà Lạt

Nhà văn hóa thiếu nhi nằm ngay trong lòng thành phố Đà Lạt, bên cạnh sân Golf Đà Lạt, nên để di chuyển giữa các địa điểm tham quan trong thành phố rất thuận tiện và dễ dàng.

Nhà thiếu nhi Thành phố Đà Lạt

Nhà thiếu nhi Đà Lạt hay Cung văn hóa thanh thiếu niên tỉnh Lâm Đồng tọa lạc ở số 13 Đinh Tiên Hoàng, phường 2, thành phố Đà Lạt.

Nhà thiếu nhi Thành phố Đà Lạt là địa điểm yêu thích của các bạn trẻ

Nhà thiếu nhi Đà Lạt với không gian vừa cổ điển lại hơi bụi bặm tựa như những đấu trường thời Trung Cổ và không hề đụng hàng với bất cứ nơi nào ở Việt Nam.

Nhà thiếu nhi Thành phố Đà Lạt là địa điểm sống ảo yêu thích của các bạn trẻ

Đây là địa điểm du lịch Đà Lạt nên đi nếu bạn không muốn bỏ qua 1 nơi để “sống ảo”. Khu sân khấu này ở ngoài trời và đủ rộng để du khách có thể thoải mái dựng bất cứ một concept ảnh nào mà mình muốn.

Cách đi:

Từ Quảng trường Lâm Viên, đi dọc theo bờ hồ Xuân Hương là đường Trần Quốc Toản, sau đó rẽ vào đường Đinh Tiên Hoàng. Đi thẳng vào khoảng 500m là sẽ thấy Nhà thiếu nhi Đà Lạt.

Cung đường đến Nhà thiếu nhi Đà Lạt

7. Nhà thờ Domaine de Marie

Nhà thờ Domaine de Marie còn được gọi là Nhà thờ Vinh Sơn, nằm trên đường Ngô Quyền cách trung tâm thành phố Đà Lạt vào khoảng 1 km về hướng Tây Nam.

Nhà thờ Domaine De Marie

Nhà thờ được xây dựng từ năm 1930. Từ năm 1943, nhà thờ được xây dựng lại với một dạng kiến trúc độc đáo.

Nhà thờ Domaine de Marie cũng còn có tên gọi khác là Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào – đồi Mai Anh).

Nhà thờ Domaine De Marie

Nhà thờ được thiết kế xây dựng theo phong cách Châu Âu thế kỉ thứ 17 trên diện tích rộng lớn đến 12ha, cùng với lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ các nhà thờ ở Đà Lạt bởi được xây dựng bằng một chất kết dính là vôi, mật mía, tường xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ và một số vật phụ gia khác.

Nhà thờ Domaine De Marie

Cách đi: 

Từ Quảng trường, bạn đi theo đường Trần Quốc Toản đến đài phun nước Đà Lạt thì rẽ vào đường Nguyễn Văn Cừ, – Hải Thượng – Trần Bình Trọng – Mai Hắc Đế là sẽ tới.

Cung đường đến nhà thờ Domaine De Marie

8. Cánh đồng hoa Cẩm Tú Cầu khổng lồ

Đà Lạt vẫn chưa hết hot với những mùa hoa tuyệt đẹp như Tam Giác Mạch, Hướng Dương, Mai Anh Đào thì nay rất nhiều du khách lại háo hức tìm đến một địa điểm mới hấp dẫn và xinh đẹp đó là cánh đồng hoa Cẩm Tú Cầu xinh đẹp.

Cánh đồng hoa cẩm tú cầu Đà Lạt

Cánh đồng hoa cẩm tú cầu Đà Lạt

Cánh đồng hoa cẩm tú cầu Đà Lạt

Địa chỉ cánh đồng hoa cẩm Tú Cầu Đà Lạt

  • Từ trung tâm Đà Lạt chạy về hướng đường Trần Hưng Đạo rẽ vào Trại Mát.
  • Sau khi thấy cổng chùa Linh Phước (chùa ve chai) chạy thêm 1km nữa sẽ thấy tập đoàn Lộc Trời ở bên trái đường
  • Rẽ vào đó và tiếp tục chạy thẳng sẽ thấy cánh đồng hoa

Đến đây bạn sẽ ngạc nhiên khi chứng kiến một cánh đồng rực rỡ hoa Cẩm Tú Cầu rộng hơn 2hecta tọa lạc bên dưới những tán rừng thông xinh đẹp.

  • Nếu bạn chưa tìm được chỗ nghỉ chân, hãy tham khảo các homestay ở Đà Lạt view đẹp, giá cả hợp lý, cho bạn tha hồ sống ảo nữa nhé!

9. Chợ đêm Đà Lạt – chợ Âm Phủ

Là một địa điểm du lịch nổi tiếng nhưng các món đồ len và quà lưu niệm ở chợ đêm ở Đà Lạt lại rất phù hợp với ví tiền của mọi người, mức giá của các món đồ chỉ dao động từ vài chục đến vài trăm ngàn.

Cổng chợ đêm Đà Lạt

Bạn có rất nhiều sự lựa chọn các mặt hàng như khăn choàng, áo khoác len, túi thổ cẩm, mũ len,… cho mình và làm quà cho gia đình, bạn bè. Hoặc có thể thưởng thức rất nhiều những món ăn ngon ở Đà Lạt.

Đồ nướng ở chợ Đêm Đà Lạt

Vào mỗi tối chủ nhật, không khí càng thêm nhộn nhịp bởi khu phố đi bộ.

Được đi bộ trên một đoạn đường không hề có một bóng xe, thưởng thức các món ăn đặc sắc và nhìn ngắm khung cảnh thanh bình kèm theo các hoạt động vui chơi của giới trẻ Đà Lạt như Hip-Hop, Pa-tin thì quả là một ngày nghỉ mãn nguyện cho bất cứ ai.

Bánh mì xíu mại ở chợ Đềm Đà Lạt

Thi thoảng ở chợ lại có các ban nhạc đường phố biểu diễn vừa để kinh doanh và thỏa mãn niềm đam mê của mình, bạn có thể hòa mình vào những âm thanh, điệu nhảy và thể hiện tài nghệ của bản thân.

chợ Đà Lạt về đêm

Đây cũng chính là một nét thu hút của vùng đất và con người nơi đây.

Ngoài ra, còn khá nhiều địa điểm du lịch đẹp ở Đà Lạt mà bạn có thể tham khảo thêm như: Chùa Linh Phước, Dinh vua Bảo Đại !, II, III, bảo tàng Lâm Đồng, khu du lịch thác Datanla Đà Lạt ….

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM Ở NGOÀI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

10. “Tuyệt tình cốc” Đà Lạt

“Tuyệt tình cốc” Đà Lạt nằm tại thôn Suối Cạn, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Cách trung tâm thành phố khoảng gần 50 km,

Tuyệt tình cốc Đà lạt

“Tuyệt tình cốc” thực chất là một mỏ đá bị bỏ hoang, sau thời gian không khai thác, mưa và các mạch nước ngầm đã tạo nên một hồ nước có màu xanh ngọc bích lạ mắt.

Sống ảo ở tuyệt tình cốc Đà Lạt

Đu quay sống ảo ở Tuyệt tình cốc Đà Lạt

Theo thông tin mới cập nhật thì Tuyệt tình cốc Đà Lạt đã chính thức đóng cửa (30/11/2018). Nguyên nhân đóng cửa chính là do đây là điểm du lịch tự phát không được cấp phép và có nhiều vũng nước sâu cực kỳ nguy hiểm.

11. Đỉnh Lang Biang

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt về phía bắc 12km, khu du lịch núi Langbiang là một điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng thu hút hàng ngàn du khách tham quan mỗi ngày.

Đỉnh Lang Biang Đà Lạt

Khu du lịch Núi Langbiang gồm 3 đỉnh núi chính, đỉnh cao nhất là đỉnh Ông cao 2167m, đỉnh Bà bên cạnh cao 2100m và đổi Radar cao 1950m.

Toàn cảnh từ trên đỉnh Lang Biang Đà Lạt

Hầu hết du khách khi tham quan núi Langbiang sẽ được đưa đến đồi Radar để ngắm toàn cảnh huyện lạc Dương, Suối Vàng, Suối Bạc và thành phố Đà Lạt phía xa khuất sau các ngọn đồi.

Cách đi đến đỉnh Lang Biang:

  • Di chuyển đến Langbiang bằng xe buýt

Thành phố Đà Lạt có tuyến xe buýt Đà Lạt – Lạc Dương (số 48) đi ngang khu du lịch núi Langbiang. Bến xe buýt này nằm ở trên đường Mai Anh Đào, phường 8, TP. Đà Lạt, còn điểm đến cuối cùng là cổng khu du lịch Langbiang dưới chân núi.

Xe bắt đầu hoạt động vào 5h30 và kết thúc vào lúc 19h. Thời gian mỗi tuyến cách nhau 15 – 30 phút.

  • Di chuyển đến Langbiang bằng xe máy

Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách có thể lựa chọn xe máy để di chuyển đến khu du lịch Langbiang. Quãng đường di chuyển bằng xe máy từ thành phố Đà Lạt đến chân núi Langbiang khoảng 12km. Có 2 tuyến đường chính dẫn đến núi Langbiang để du khách lựa chọn:

Cung đường đến đỉnh Lang Biang

Tuyến thứ 1: Từ chợ Đà Lạt du khách đi theo đường Lê Đại Hành để ra đường Phan Đình Phùng. Du khách tiếp tục đi trên đường Phan Đình Phùng cho đến khi gặp ngã 3 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thì rẽ vô, đi thẳng đường này du khách sẽ đến cổng vào khu du lịch Langbiang Đà Lạt.

Tuyến thứ 2: Từ Hồ Xuân Hương du khách đi theo đường Đinh Tiên Hoàng đến ngã 5 thì rẽ về đường Phù Đổng Thiên Vương. Tiếp tục đi thẳng đường Phù Đổng Thiên Vương cho đến khi du khách gặp ngã 3 Mai Anh Đào – Thánh Mẫu, du khách rẽ vào đường Thánh Mẫu.

Đi tiếp đường Thánh Mẫu cho đến khi gặp đường Xô Viêt Nghệ Tĩnh thì rẽ vào đường này. Đi thẳng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, du khách sẽ đến cổng vào núi Langbiang.

12. Các vườn dâu ở Đà Lạt

Đà Lạt vốn nổi tiếng với các vườn hoa quả và rau củ tươi ngon. Nếu đã đến đây chắc chắn không thể bỏ lõ trải nghiệm trực tiếp hái và thử những trái dâu tây ngay tại vườn dâu Đà Lạt.

Vườn dâu Đà Lạt

Hiện tại các vườn dâu tại Đà Lạt đang trồng rất nhiều loại dâu khác nhau như dâu Pháp, Dâu Mỹ, Nhật, New zealand, và giống dâu đá, dâu hương truyền thống của Đà Lạt.

Dâu tây Đà Lạt

Một số vườn dâu nổi tiếng ở Đà Lạt như:

  • Vườn dâu tây sinh học Biofress Đà Lạt.
  • Vườn dâu Nhật cô Thảo.
  • Vườn dâu tây New Zealand Hiệp Lực.
  • Vườn dâu 88 – Thánh Mẫu.
  • Vườn dâu chú Hùng.
  • Vườn dâu Nguyễn Thành Trung.
  • Vườn dâu Nguyễn Lâm Thanh.

13. Đồi chè Cầu Đất

Đồi chè Cầu Đất là một địa điểm tham quan du lịch ở Đà Lạt được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Địa chỉ: Thôn Xuân Thọ, xã Xuân Trường, TP Đà Lạt.

Đồi chè Cầu Đất Đà Lạt

Đến với đồi trà cầu Đất ban sẽ được hòa mình với không gian xanh mát, trong lành cùng các cô thôn nữ tay thoăn thoắt hái chè, tận mắt thấy những cánh hoa trắng mỏng manh, ngát hương hay những trái chè nho nhỏ, tròn xinh như những viên bi dưới những cội chè lâu năm.

Đồi chè Cầu Đất Đà Lạt

Xa xa là mặt nước yên tĩnh của hồ Phát Chi rộng lớn, êm đềm phẳng lặng, những lo toan, bộn bề trong cuộc sống thường nhật dường như tan biến.

Con đường trên đồi chè Cầu Đất Đà Lạt

Do ở độ cao trên 1.650m so với mặt nước biển, nên vào mùa hè khí hậu ở đồi chè mát mẻ và có sương mù giăng ngập lối đi nếu bạn đi vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Cách đi:

Từ Quảng trường Đà Lạt, bạn đi theo đường Yersin – Phạm Hồng Thái – đến Vòng xoay Trần Hưng Đạo thì rẽ trái vào quốc lộ 20 rồi đi thẳng theo quốc lộ này là sẽ đến.

Cung đường đến Đồi chè Cầu Đất, Đằ Lạt

14. Thác Prenn – Đà Lạt

Thác Prenn tọa lạc tại chân đèo Prenn cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 10km, (Vừa chạy hết đèo Prenn vào khúc đầu đường cao tốc, nhìn bên tay trái sẽ thấy khu du lịch thác Prenn).

Thác Prenn Đà Lạt

Cái tên gọi Prenn bắt đầu từ thời xa xưa vào khoảng thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ 17, khi đó khu vực quanh thác Prenn hiện nay là ranh giới chiến trường giữa quân xâm lược người Chăm ở Bình Thuận – Ninh Thuận và người bảo vệ lãnh thổ ở đây là người K’Ho.

Tên gọi Prenn theo nghĩa của người Chăm có nghĩa là “vùng xâm chiếm” còn các bộ tộc bản địa nơi đây lại gọi kẻ xâm lăng là “người Prenn”.

Thác Prenn Đà Lạt là địa điểm thu hút khá nhiều khách du lịch

Để xuống được chân thác Prenn, du khách sẽ đi qua một chiếc cầu bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bê tông nhằm tránh bị xói lở.

Con đường xuống thác thơ mộng và xinh đẹp với những bậc thang bằng đá ôm theo sườn đồi, hai bên là rừng nguyên sinh và những hàng hoa tươi khoe sắc.

Dưới chân thác Prenn là 1 con đường làm bằng gỗ

Đến chân thác Prenn, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một màn nước buông xuống từ độ cao gần 10m, bên dưới là một hồ nước nhỏ, để thử cảm giác phóng khoáng hơn bạn có thể đi xuyên qua màn nước ấy bằng con đường bên tông bên dưới ngọn thác.

Thác Prenn nhìn từ xa như 1 dải yếm tuyệt đẹp

Bên dưới khu du lịch thác Prenn, du khách có thể men theo con đường với những bậc thang gồ ghề qua một chiếc cầu treo bắt ngang qua suối để đến với khu vườn thú, vườn lan hay tham gia cưỡi Voi, cưỡi Đà Điểu.

Ngoài ra để một lần thử cảm giác phiêu lạc, bạn có thể sử dụng dịch vụ cáp treo từ trên đỉnh để đi ngang qua thác Prenn, từ vị trí trên cao ngắm nhìn màn nước đổ xuống, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào cõi thiên thai tuyệt đẹp.

15. Thác Pongour – Thác 7 tầng

Thác Pongour hay còn gọi là thác 7 tầng, đây là ngọn thác đẹp nhất của vùng Tây Nguyên. Thác tọa lạc tại huyện Đức Trọng cách thành phố Đà Lạt khoảng 50km về hướng Nam trên quốc lộ 20.

Toàn cảnh thác Pongour Đà Lạt

Thác Pongour đổ từ một vách đá cao hơn 40 xuống một thung lũng sâu, chiều rộng của vách đá hơn 100m với nhiều khe nước chảy từ đỉnh thác trông rất hùng vĩ.

Vẻ đẹp hùng vĩ của thác Pongour

Bao quanh khu vực thác Pongour là những khu rừng nguyên sinh và các bãi đá xen giữa dòng nước chảy ra từ thác rất ngoạn mục và xinh đẹp.

Thác Pongour nhìn từ xa

Ngoài tên gọi thác Pongour ngọn thác xinh đẹp này còn có tên gọi khác là thác 7 tầng vì làn nước đổ từ đỉnh thác xuống thung lũng chảy qua hệ thống đá bậc thang cao 7 tầng

16. Chùa Linh Quy Pháp Ấn

Được du khách ví von như một “Cổng trời” bí ẩn của thành phố ngàn hoa Đà Lạt, chùa Linh Quy Pháp Ấn đã khiến bao người không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng xen lẫn sự nhẹ nhàng, thanh tịnh của núi rừng trùng điệp nơi đây.

Cổng trời Linh Quy Pháp Ấn

Bên cạnh viếng chùa, bạn có thể kết hợp với việc chụp ảnh vào buổi sáng khi màn sương bay nhẹ nhàng qua trước sân chùa.

Cảnh tượng này không khác mấy so với những khung cảnh tuyệt đẹp trên những thước phim kiếm hiệp của Trung Quốc mà các bạn vẫn thường xem.

Hoàng hôn trên chủa Linh Quy Pháp Ấn

Bạn có thể khám phá những góc máy cực kỳ “ảo diệu” với những tầng mây lướt lẹ qua những đồi núi trập trùng.

Biển mây trên đỉnh chùa Linh Quy Pháp Ấn

Chắc chắn bạn sẽ muốn thử cái cảm giác thật tuyệt khi đứng giữa “cổng trời” ngắm nhìn và lâng lâng như “lạc bước trên mây, lội về giữa gió”

Nếu may mắn bạn có thể được ngắm biển mây trên chùa Linh Quy Pháp Ấn

Để đến được chùa Linh Quy Pháp Ấn, từ thành phố Bảo Lộc bạn chạy thẳng theo đường Trần Phú đến ngã 3 Đại Binh rẽ phải.

Đến đây, bạn sẽ gặp đường vô xã Lộc Thành (Quốc lộ 55), đi ngang qua chợ Lộc Thành, bạn sẽ gặp cầu Đa Trăng, chạy qua cầu, chạy thẳng 1 đoạn gặp ngã 3 rồi rẽ phải gặp chùa Niết Bàn, chạy thẳng gặp ngã tư rẽ phải.

Tiếp tục chạy thẳng, rồi rẽ trái theo hướng thôn văn hóa (Thôn 4 – Xã Lộc Thành), qua thôn văn hóa chạy khoảng 2km (nhìn bên tay trái có một con hẻm nhỏ) rẽ trái men theo hướng lên dốc, rồi rẽ trái theo bảng hướng dẫn (Quán Chiếu Đường) là tới Chùa Linh Quy Pháp Ấn.

17. Làng Gà K’ho

Làng K’Long thuộc thôn Darahoa, xã Hiệp An, Đức Trọng cách thành phố Đà Lạt khoảng 15 km.

Từ lâu nơi đây nổi tiếng với bức tượng chú gà trống 9 cựa cao 3,2 m, nặng kỷ lục 8 tấn ở giữa làng. Bởi vậy, làng còn được gọi với cái tên trìu mến là làng Gà Darahoa.

Làng Gà, một nét độc đáo của làng dân tộc K'ho

Là một buôn làng nhỏ nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, làng Gà Darahoa là khu định canh, định cư của hơn 300 hộ đồng bào các dân tộc K’Ho, Chill.

Từ Đà Lạt, du khách đổ đèo Prenn theo quốc lộ 20 khoảng 15 cây số thì rẽ phải vào làng K’Long. Nếu còn đôi chút băn khoăn về đường đi lối lại, bạn có thể hỏi thăm người dân bản địa và sẽ được hướng dẫn nhiệt tình.

Làng Gà, một nét độc đáo của làng dân tộc K'ho

Trên đường du lịch đến Đà Lạt, du khách thường không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng chú gà trống khổng lồ đứng hiên ngang và được lắng nghe câu chuyện truyền thuyết đầy bí ẩn và bất ngờ về chú gà trống ấy.

Đó là câu chuyện tình cảm động xoay quanh mối tình của một đôi trai gái đã phải bỏ mạng vì kiệt sức trên đường tìm kiếm sản vật hồi môn là gà chín cựa do cha chàng trai thách cưới.

18. Làng Cù Lần

Làng Cù Lần là một khu du lịch sinh thái nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 25km, khu du lịch được được bao quanh bởi rừng thông nguyên sinh.

Làng Cù Lần Đà Lạt

Trung tâm của khu du lịch làng Cù Lần là một thung lũng với những hồ nước thơ mộng, một con suối nhỏ và những công trình kiến trúc mang dáng dấp những ngôi nhà truyền thống của đồng bào thiểu số nơi đây.

Khu nghỉ ngơi trong làng Cù Lần

Làng Cù Lần là một điểm đến thích hợp với những ai đang tìm kiếm một không gian yên tĩnh, khuất sâu trong núi rừng để tận hưởng cảm giác thời gian trôi qua chậm hơn, cảnh vật thiên nhiên và những con vật hiền lành sẽ khiến bạn yêu cuộc sống hiện tại hơn.

Một góc trong làng Cù Lần

Đến lưu trú ở làng Cù Lần bạn có thể chọn thuê các căn nhà trọ hoặc bungalow ở gần suối, để tận hưởng một đêm thanh vắng giữa núi rừng hùng vĩ này.

Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, bạn chạy thẳng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, rx trái vào hướng đi Suối Vàng rồi chạy thẳng thêm 15km nữa là đến khu du lịch Làng Cù Lần.

19. Ma rừng lữ quán Đà Lạt

Ma Rừng Lữ Quán nằm ở huyện Lạc Dương. Trên đường đi ra khu du lịch Thung Lũng Vàng bạn sẽ thấy một ngã 3, có bảng chỉ dẫn về hướng Lữ Quán.

Ma rừng lữ Quán mờ mờ ảo ảo

Đoạn đường đến Ma rừng Lữ Quán băng qua khu rừng thông khá hoang vắng nhưng rất đẹp và hùng vĩ, duy chỉ có điều 2km cuối thì hơi “chua”.

Ma Rừng Lữ Quán nằm sâu trong rừng Đạ Nghịt, Lạc Dương. Chủ nhân của khu lữ quán này là ông Nguyễn Thanh Liêm (54 tuổi).

Cảnh vật bên trong Ma rừng lữ quán

Ông chia sẻ sau những chuyến đi phượt từ Đà Lạt – Đưng K Nớ – Đăk Lak, xuyên rừng, vượt sông suối nhiều lần nên bạn bè đặt cho ông Liêm biệt danh “Ma rừng”.

Tình yêu với núi rừng đã đưa ông xa rời phố thị đến với rừng sâu xây căn nhà màu tím bên suối thơ và tận hưởng những phút giây bình yên bên gia đình tại đây.

Vẻ đẹp huyền ảo của Ma rừng lữ quán

Chính vì cái đẹp, cái lãng mạn của khu lữ quán này đã khiến rất nhiều du khách vượt hàng chục cây số đến đây để hòa mình với thiên nhiên và tìm lại cảm giác bình yên sau những bộn bề của cuộc sống.

Đến với Ma rừng lữ quán bạn sẽ không mất vé vào tham quan, tuy nhiên bạn sẽ trả 30.000/1 người cho các dịch vụ như lò nướng thịt, chén, đũa, bát, nước uống…

Một góc thư giãn bên hồ ở Ma Rừng lữ quán

Nếu bạn muốn trải nghiệm cảm giác một đêm ngủ giữa núi rừng bên con suối với căn nhà màu tím lãng mạn, bạn sẽ chỉ mất 100.000đ cho phòng tập thể.

Góc sống ảo quen thuộc của các bạn trẻ

Ngoài ra ở đây còn cung cấp các bữa ăn sáng với giá 50.000 cho buffet và ăn trưa với giá 100 000đ-150 000đ cho một phần.

Đặc biệt bạn sẽ được thưởng thức miễn phí hai loại rượu nổi tiếng của phố núi ngàn hoa là rượu Vang và rượu Cần.

20. Hồ Than Thở và Đồi thông hai mộ

Ngày xưa hồ Than Thở rất nổi tiếng bởi vì hồ nằm bên cạnh trường Võ bị quốc gia Đà Lạt và điểm tham quan dã ngoại này gắn liền với một thời hoàng kim của ngôi trường từ năm 1950 đến những năm 1960.

Hồ Than Thở Đà Lạt

Vào thời đó cứ vào dịp nghỉ lễ và cuối tuần, gia đình của các học viên và các cặp đôi yêu nhau lại kéo đến đây gặp nhau vui chơi, ca hát, dã ngoại.

Và cũng chính nơi này, một chuyện tình yêu lãng mạn nhưng u buồn của chàng Tâm và nàng Thảo vẫn còn được lưu truyền qua hai ngôi mộ giữa rừng thông bạt ngàn nơi đây.

Hồ Than Thở tọa lạc trên một ngọn đồi cao nằm giữa một rừng thông rộng lớn và tĩnh mịch. Cảnh vật chung quanh hồ rất nên thơ và lãng mạn

Vườn cẩm tú cầu trong khu du lịch Hồ Than Thở

Đặc biệt mặt nước hồ Than thở lúc nào cũng phẳng lặng, trầm tư như muốn kể với du khách về những câu chuyện buồn tình yêu đã xảy ra bên hồ.

Những con đường lát đá vòng quanh hồ than thở như mất hút từ xa, tại đây dường như chỉ còn nghe tiếng vi vút của những làn gió thổi qua rừng thông già, tiếng thông reo như thở than, nức nở.

Địa điểm dừng chân trong khu du lịch Hồ Than Thở

Tại đây có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ ở phía bắc của hồ Than Thở, hai cây thông quấn quýt với nhau không rời và du khách vẫn thường đến đây để chụp ảnh minh chứng cho tình yêu của đôi lứa.

Đồi Thông Hai Mộ

Đồi thông ở hồ Than Thở cũng đẹp hơn những nơi khác, vì rừng thông rất đều và đẹp, bên dưới khu rừng là những thảm cỏ xanh mượt, mỗi sớm mai khi ánh nắng chiếu xuyên qua rừng cây khung cảnh lại càng nên thơ lãng mạn hơn nhiều.

Khu mộ của chàng Tâm và nàng Thảo

Đồi Thông Hai mộ, nơi minh chứng cho chuyện tình yêu bất tử bên hồ Than Thở.

21. Hồ Tuyền Lâm và Rừng lá Phong

Đến Hồ Tuyền Lâm các bạn có thể du thuyền thưởng ngoại. Đây là hoạt động chèo thuyền dã ngoại trên hồ ngoài ngắm cảnh các bạn còn có thể kết hợp nhiều hoạt động mang đến sự khác biệt như hái dâu và ngắm rừng lá phong.

Du ngoạn trên hồ Tuyền Lâm

Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt

Các bạn muốn trải nghiệm chèo thuyền trên hồ để đến rừng lá phong thì phải chèo thuyền từ thượng nguồn.

Rừng lá Phong Đà Lạt

Trên đường đi các bạn có thể dừng lại những điểm lý tưởng để chụp ảnh như bãi cỏ lau trên mặt nước và đến khu rừng là phong để tham quang tại đâu các bạn còn có thể tự do hái dâu và thưởng thước dâu sạch.

Khi tham quan rừng lá phong xong các bạn có thể thuê dịch vụ thuyền máy để trở về với giá 300.000 –500.000 chuyến gồm 6 – 15 người.

Quanh hồ có nhiều resort siêu đẹp, lãng mạn dành cho các bạn thích yên bình, hơi xa Trung tâm như:

  • khu nghĩ dưỡng Terracotta
  • khu nghĩ Dưỡng Edensee Lake Resot spa

Có hai cách đi từ chợ Đà Lạt đến hồ Tuyền Lâm

  • 1. Khu Hòa Bình- Lê Đại Hành – Trần QuốcToản – Hồ Tùng Mậu – Đường 3 tháng 4 – Đèo pren – Thiền viện Trúc Lâm – Hồ Tuyền Lâm.
  • 2. Khu Hòa Bình – Đường 3 tháng 2 – Pasteur – Triệu Việt vương – Trần Thánh Tông – Thiền viện Trúc Lâm- Hồ Tuyền Lâm.
Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.