Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Ai dễ bị rối loạn trí nhớ? Làm thế nào để phòng tránh?

0

Cập nhật vào 07/12

Giảm sút trí nhớ là một trong những triệu chứng thường gặp ở người già, nhưng gần đây, rất nhiều người trẻ có biểu hiện này, vậy đối tượng dễ bị rối loạn trí nhớ là ai và làm thế nào để phòng tránh bệnh?.

Não bộ sẽ gặp nhiều vấn đề có thể do tuổi tác cao, hoặc là chứng bệnh nào đó do lối sinh hoạt không điều độ, do va chạm ảnh hưởng tổn thương não. Rối loạn trí nhớ thường có biểu hiện là chứng mất trí nhớ nhẹ hoặc là mất trí nhớ hoàn toàn, suy nghĩ chậm, mất tập trung, căng thẳng mệt mỏi.

Ai dễ bị rối loạn trí nhớ? Làm thế nào để phòng tránh? 1

Chứng mất trí nhớ ở người trẻ

Chính vì những biểu hiện này thường được xem nhẹ, tăng lên từ từ và không rõ ràng nên nhiều người bị bệnh không chú ý, không đề phòng, thậm chí chỉ coi là quá trình lão hóa tự nhiên, sự âm thầm của bệnh sẽ diễn tiến gây hậu quả nghiêm trọng như mất trí nhớ hoàn toàn, thậm chí tử vong. Đối với những ai bị rối loạn trí nhớ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để có cách chữa trị bệnh rối loạn trí nhớ hiệu quảHãy cùng toidulich.net tìm hiểu bài viết sau đây.

Đối tượng dễ bị mắc bệnh rối loạn trí nhớ

  1. Di truyền từ tiền sử gia đình có người bị bệnh

Bệnh rối loạn trí nhớ có liên quan đến di truyền từ tiền sử gia đình. Trong gia đình có người mắc bệnh này, thì con ruột của họ có nguy cơ mắc bệnh mất trí cao tới hơn 3,5 lần.

  1. Chế độ ăn uống không điều độ

Rất nhiều người trẻ có thói quen ăn uống không điều độ, thất thường, lại có hàm lượng calo cao sẽ làm cho họ dễ bị béo phì, đồ ngọt, sử dụng nhiều chất kích thích, liên tục nhiều ngày ăn nhiều sẽ mắc bệnh tam cao  bao gồm huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao. Các bệnh lý này chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh đãng trí trong tương lai.

Ai dễ bị rối loạn trí nhớ? Làm thế nào để phòng tránh? 2

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến chức năng não bộ

  1. Chấn thương não

Người từng bị chấn thương vùng đầu như ngã, tai nạn, phẫu thuật liên quan có khả năng mắc bệnh đãng trí tăng cao đáng kể, do não bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của não. Khi đã có lịch sử chấn thương vùng đầu, vết thương cũ sẽ dễ gây ra các triệu chứng như suy giảm nhận thức, trí nhớ sụt giảm và đãng trí.

  1. Người có bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não

Bệnh xơ vữa động mạch là một trong những yếu tố gây nguy cơ mất trí nhớ tương đối cao. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, người bị bệnh mỡ máu, cholesterol cao có tỉ lệ mắc bệnh mất trí cao hơn người bình thường.Bệnh về mạch máu não còn liên quan đến rối loạn chức năng nhận thức của người bệnh.

  1. Người có suy nghĩ tiêu cực kéo dài

Sức khỏe con người phụ thuộc rất nhiều về tâm lý. Rất nhiều người trẻ không chú ý cải thiện tâm trạng của mình để sống vui vẻ, luôn để công việc làm bản thân bị stress nặng, rơi vào trạng thái trầm cảm, thì xác suất mắc bệnh đãng trí tăng lên rất nhiều.

Ngoài ra, những người không quan tâm tốt sức khỏe của não, hay hút thuốc lá , uống rượu nhiều cũng là yếu tố nguy cơ cao dễ mắc bệnh sa sút trí tuệ. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc, luôn trong trạng thái căng thẳng cũng dễ mắc các bệnh về trí não.

Ai dễ bị rối loạn trí nhớ? Làm thế nào để phòng tránh? 3

Suy nghĩ tiêu cực dẫn đến sa sút trí tuệ

Làm thế nào để phòng tránh bệnh “đãng trí”?

Ngay từ bây giờ, kể cả khi chưa có dấu hiệu bị bệnh, người trẻ nên tạo dựng cho mình một cuộc sống lành mạnh, để có thể có được một sức khỏe tốt, lập tức thay đổi những thói quen xấu, không tự tạo áp lực cho bản thân quá sức chịu đựng.

Người trẻ nên có một chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều chất tốt cho não như omega-3, protein, chất đạm để bảo đảm não hoạt động ổn định. Không sử dụng chất kích thích, đồ uống ngọt nhiều đường.

Mỗi người hãy tạo cho mình môi trường giao tiếp, ngoại giao xã hội phong phú, đặc biệt là người cao tuổi, giao lưu nhiều hơn với mọi người xung quanh để vừa tạo tâm trạng thoải mái, tham gia các hoạt động xã hội, nghệ thuật, thỏa mãn các sở thích cá nhân, đam mê làm việc để bộ não hoạt động tích cực, rèn luyện trí nhớ.

Xem thêm :

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.