Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách trị bệnh khó ngủ về đêm

0

Cập nhật vào 07/12

Khó ngủ về đêm là một trong những căn bệnh không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn xảy ra ở những bạn trẻ lứa tuổi 8X, 9X. Tuy không phải là bệnh lí nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mắc phải.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh mất ngủ về đêm này nhé:

1. Nguyên nhân mắc bệnh mất ngủ về đêm

– Những tác động từ môi trường bên ngoài: tiếng ồn, môi trường ô nhiễm,…

– Thói quen sinh hoạt: Thức quá khuya, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, thay đổi múi giờ một cách đột ngột,…

– Ăn uống không hợp lý: Ăn quá no hoặc quá đói cóthể ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi vào giấc ngủ của bạn.

– Sử dụng chất kích thích: Cà phê, thuốc lá, trà,…là những chất kích thích không nên sử dụng trước khi đi ngủ.

– Áp lực trong công việc và cuộc sống: Lo âu và suy nghĩ quá nhiều sẽ làm cho bạn khó ngủ hơn.

– Vấn đề về tuổi tác: Khi già đi thì cũng là lúc những cơ quan trong cơ thể dần lão hóa và hoạt động kém hiệu quả và khó ngủ là điều khó tránh khỏi.

cach-tri-benh-kho-ngu-ve-dem

2. Cách điều trị bệnh khó ngủ về đêm

Giải pháp không dùng thuốc

Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ của bản thân mình từ đó mới có cách điều trị dứt điểm và hiệu quả. Nếu khó ngủ xảy ra do thói quen của bản thân thì hãy thay đổi thói quen xấu đó và thay bằng những thói quen tốt.

Chẳng hạn như thay vì thức quá khuya để làm việc vào và ngủ nướng vào ban ngày, thì hãy sắp xếp công việc hợp lý, ngủ và thức dậy đúng giờ. Đương nhiên bạn hoàn toàn có thể làm việc bù vào ban ngày khi mà tinh thần minh mẫn, thoải mái hơn.

Nếu đang gặp trở ngại về tâm lý như: Hay buồn bực, lo âu,… thì hãy chia sẻ những chuyện bạn đang gặp phải với những người thân trong gia đình hay những người bạn thân. Có lẽ tình hình sẽ trở nên tốt hơn, nếu bạn cảm thấy không khá lên chút nào thì hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn.

Đồng thời bạn cũng nên có cái nhìn lạc quan hơn trong cuộc sống, không nên suy nghĩ quá nhiều thứ, hãy thư giãn đầu óc trước khi đi ngủ. Nếu làm được như vậy, bạn hòan toàn có thể giảm thiểu tình trạng khó ngủ về đêm.

• Dùng thuốc Tây:

Đây là giải pháp sẽ khiến cho bạn đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng, nhưng thường không được khuyến khích sử dụng bởi vì nó có nhiều tác dụng phụ và giá thành không hề rẻ.

Thuốc ngủ được coi là loại thuốc hữu hiệu đối với đa số người mắc bệnh khó ngủ về đêm.Theo bác sĩ Carl Bazil ở ĐH Colmbia, đúng là thuốc ngủ có thể giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ nhưng chúng không phải là giải pháp lâu dài để giải quyết những bệnh liên quan đến rối loạn giấc ngủ và có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.

Trong khi thuốc được cho là hết tác dụng sau 8 giờ, thì tình trạng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn nếu bạn dùng liều cao. Kết quả là nhiều người vẫn cảm thấy mệt mỏi vào buổi sáng khi họ lái xe đi làm và đó là mối đe dọa nghiêm trọng đến sự an toàn.
Nếu bạn muốn dùng thuốc Tây để cải thiện tình trạng khó ngủ của mình thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ và uống thuốc theo đơn của bác sĩ.

• Phương pháp dùng thảo dược thiên nhiên:

Nhiều thảo dược thiên nhiên có tác dụng rất tốt trong việc giúp chúng ta đi vào giấc ngủ một cách tự nhiên và nhanh chóng như: hạt sen, nhãn lồng, gừng,…đây đều là những thứ rất quen thuộc và dễ kiếm tại Việt Nam, chúng có giá thành khá rẻ và dễ dàng sử dụng.

cach-tri-benh-kho-ngu-ve-dem

Gừng là vị thuốc quý dân gian được con người sử dụng để trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau rất hiệu quả, đặc biệt có bệnh khó ngủ nhờ vào hàm lượng tinh dầu chiếm 3 % trong gừng. Có rất nhiều cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản với gừng.

Ngâm chân bằng nước ấm với gừng vào mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn do các kinh mạch được thư giãn trong khi ngâm.

Lưu ý: Để gừng tươi phát huy hết hiệu quả và không ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn, cần chú ý một số điểm sau:

+ Chế biền theo từng lần uống, không nên để qua ngày khác sẽ mất tác dụng

+ Khi chế biến bạn nên để nguyên vỏ gừng, vỏ gừng có tác dụng lớn trong điều trị bệnh.

+ Không chế biến với gừng đã bị dập.Vì trong gừng bị dập chứa loại độc tố có ảnh hưởng tới gan, về lâu dài có thể gây ung thư gan.

+ Không nên sử dụng gừng trong thời gian dài hoặc ăn quá nhiều gừng, đặc biệt là với những người đang mắc bệnh mụn nhọt, viêm phổi, viêm dạ dày, viêm gan, bệnh tiểu đường.

+ Gừng có tác dụng để giải cảm nhưng đặc biệt chống chỉ định với người say nắng, cảm mạo phong nhiệt.

Ngoài ra bạn có thể trị bệnh khó ngủ với việc sử dụng tâm sen kết hợp hạt sen, giúp kích thích tiêu hóa,an thần, hạn chế suy nhược thần kinh, chứng khó ngủ.

>>>Xem thêm…: Di chứng liệt nửa người sau tai biến mạch máu não

+ Nấu chè sen để chữa bệnh khó ngủ về đêm: Dùng 75g nhãn nhục kết hợp với 140g hạt sen khô và 250g đường phèn để nấu chè. Hạt sen sấy khô cho vào nồi nấu lửa vừa cho tới sôi khoảng 25- 30 phút cho sen chín, tránh làm hạt sen nát. Riêng với nhãn nhục bạn nên ngâm với nước lạnh qua một đêm. Sau đó vớt ra, rửa sạch để loại bỏ hết tạp chất. Dùng 1 lít nước cho đường phèn vào nấu sôi cho tới khi đường tan ra hết. Sau đó bỏ hạt sen đã chín và nhãn nhục vào, tiếp tục nấu khoảng 5 phút, rồi tắt bếp.

+ Hoặc bạn có thể dùng 1 lít nước nấu với 3g tâm sen khô để dùng làm nước uống hằng ngày.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.