Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

5 ngôi chùa cầu tài lộc đầu năm linh thiêng nhất Hà Nội

0

Cập nhật vào 08/07

Nếu muốn cầu tài lộc, bình an, sức khỏe cho bản thân và gia đình dịp đầu năm mới thì bạn nhất định không được bỏ qua các đình, chùa nổi tiếng và linh thiêng tại Hà Nội.

1. Những địa điểm cầu tài lộc linh thiêng tại Hà Nội

1.1. Phủ Tây Hồ

Mỗi năm cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, không chỉ những người dân Hà Nội, mà du khách khắp mọi nơi khi đến thăm Hà Nội đều tới đây thắp hương cầu cho một năm đầy may mắn và an lành.

Phủ Tây Hồ là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất của Hà Nội. Phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh – vị Chúa mẫu quyền năng vô lượng trong Tứ Bất Tử.

Phủ nằm trên một bán đảo của làng Nghi Tàm nhô ra giữa Hồ Tây, trước đó là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông Hồ Tây. Phủ tọa lạc trên đồi đất hình Kim quy, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục, thuộc ấp Tây Hồ (nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ), đây là nơi địa linh bậc nhất của Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Độc đáo nhất ở Phủ thờ là ba pho tượng nữ thần đặt song hành: Mẫu Thượng Ngàn là vị mặc áo xanh lá cây tượng trưng cho rừng, nơi con người xưa sinh sống bằng các loại củ; Mẫu Thoải (thủy) là vị mặc áo trắng, tượng trưng cho nước; Mẫu Địa là vị mặc áo vàng, tượng trưng cho đất. Ba vị mẫu này hợp thành Tam phủ, giải thích quá trình tiến hóa của cư dân Việt, từ rừng núi, sông suối xuống đồng bằng định cư trồng lúa nước.

Phủ Tây Hồ là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Cũng theo quan niệm Tam phủ thì cai quản thiên phủ có thiên quan ban phúc lộc cho con người, cai quản địa phủ có địa quán xá bỏ tội lỗi cho con người, cai quản thủy phủ có thủy quan cởi bỏ mọi chướng ngại, khó khăn cho con người. Với sức mạnh huyền bí ban phúc, xá tội và giải ách, tín ngưỡng Tam phủ rất hấp dẫn mọi người.

Phủ Tây Hồ là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hàng thường hành hương về đây rất đông, đến đây lễ Mẫu để cầu được mọi điều an lành, suôn sẻ, vừa đi vừa thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.

Phủ Tây Hồ là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc, nhất là vào ngày 3 tháng 3 và ngày 13 tháng 8 âm lịch.

1.2. Chùa Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi là chùa Sở, và tên nữa là chùa Thịnh Quang ở vị trí Cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Q. Đống Đa. Chùa Phúc Khánh hiện nay thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở.

Chùa Phúc Khánh là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Hàng năm dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông. Trong đó tháng giêng là tháng đông nhất, mỗi ngày có hàng nghìn phật tử đổ về đây. Đặc biệt, vào các khóa lễ, phía trong khuôn viên của nhà chùa không còn một chỗ trống.

Chùa Phúc Khánh là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Hàng nghìn người dân đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.

Chùa Phúc Khánh là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Lịch sử lâu đời của ngôi chùa với nhiều công trình kiến trúc cổ kính cũng chỉ là một phần trong các yếu tố thu hút đông đảo Phật tử đến chùa. Theo những cao niên ở gần chùa Phúc Khánh, còn có nhiều nguyên nhân khác khiến chùa được nhiều người lựa chọn là nơi lễ Phật cầu an, giải hạn…

Chùa Phúc Khánh là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Nhiều người cho rằng, Phúc Khánh là một ngôi chùa thiêng. Khi mọi người tới đây cầu sao giải hạn, cúng, khấn, lễ thì đất nước được ổn định, phát triển giàu mạnh; gia đình thuận hòa, nhận được nhiều phúc đức; đường công danh, sự nghiệp được hanh thông, thuận lợi; con cháu thì đuề huề, sung túc; bản thân thì được an tâm, tĩnh tại…

1.3. Đình Bia Bà (La Khê, Hà Đông)

Đình Bia Bà (đình La Khê) nằm trong quần thể di tích văn hóa La Khê, Hà Đông, Hà Nội. Bia Bà thờ Đức Thánh Bà Trần Thị Hoàng Phi.

Đình Bia Bà (La Khê, Hà Đông)

Bà sinh năm 1511, là con gái đại thần triều Lê – Quận công Trần Trân, người trong làng. Bà được trời phú cho tư chất thông minh, lại nết na thùy mị và có nhan sắc hơn người nên được nhiều gia đình danh giá đương thời muốn đón về làm dâu.

Năm 1527, đời Mạc Thái Tổ, nhà vua chọn Bà làm Phi tử cho Thái tử Mạc Đăng Doanh. Năm 1530, Thái tử lên nối ngôi, Bà được phong làm Đệ nhị cung.

Đình Bia Bà (La Khê, Hà Đông)

Khi vào cung, Bà hết lòng phò vua giúp nước. Năm 1538, xảy ra thảm cảnh Mạc – Lê phân tranh, Bà quyết định rời nơi điện ngọc nguy nga về sống tại quê nhà. Bà mất khi 27 tuổi. Tiếc thương người vợ nết na, hiền thục nên sau khi làm lễ an táng xong, nhà vua cho người làm bia ghi lại công tích của bà.

Mọi người đến đây thường cầu xin bình an, may mắn, cầu tài cầu lộc, thăng quan tiến chức, thi cử đỗ đạt, mua nhà rồi lại bán được nhà, trúng hợp đồng làm ăn… Chủ yếu vẫn là cầu xin trong việc làm ăn.

Đình Bia Bà (La Khê, Hà Đông)

Có chuyện kể rằng: Cách đây chừng hơn 30 năm, có một người con trai nghèo, nghèo đến nỗi có người yêu rồi mà không dám cưới vì không có tiền.Nghe tiếng Bia Bà từ lâu, anh liền rủ người yêu sang cầu khấn, xin được… trúng xổ số. Thật tình cờ, về Hà Nội, lại được một cháu bé mời mua giùm hơn chục tờ vé số vào cuối buổi.

Chẳng dám tin vào sự màu nhiệm của lời khấn ở Bia Bà, anh cũng chẳng thiết xem kết quả. Mấy hôm sau, nghĩ thế nào anh ta mới giở đống vé số ra xem thì không ngờ trúng thật, được hơn một cây vàng, vừa có tiền cưới vợ, vừa có tiền làm ăn. Sau đó, năm nào anh cũng về công đức ở Bia Bà.

Lễ Hội làng La Khê, được tổ chức từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng âm lịch.

Xem thêm:  4 ngôi chùa “Bà” nổi tiếng của Hà Nội

1.4. Đình Ứng Thiên (Láng Hạ)

Thần tích lưu giữ tại đình kể rằng: Đình Láng Hạ có nguồn gốc từ ngôi đền cổ được vua Lý Thánh Tông xây dựng sau cuộc nam chinh đánh Chiêm Thành năm 1069.

Đình Ứng Thiên (Láng Hạ) là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Đền thờ nữ thần Nguyên Quân Hậu Thổ, có công giúp vua đánh thắng quân giặc trong cuộc chinh phạt này. Sang thời Lê Trung Hưng, do sự phát triển của tín ngưỡng thờ thần hoàng làng, đền Ứng Thiên được mang chức năng sử dụng của kiến trúc đình làng.

Ngoài ra, đình còn thờ những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như: Linh Lang, Hoàng tử – con vua Lý được tôn là người bảo vệ phía tây của “Thăng Long tứ Trấn”; Cao Sơn Đại Vương, vị sơn thần trên núi Tản lập nhiều kỳ tích trong cuộc đấu tranh chống thiên tai và quân xâm lược phương Bắc; Công chúa Vĩnh Gia, một vị tướng xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.

Đình Ứng Thiên (Láng Hạ) là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Suốt tháng Ba, người tứ xứ đến lễ mẫu, lễ Phật, lễ Thần ở đây không ngớt. Vì vậy, hội tháng ba là dịp thu hút khách đông nhất trong năm.

Nhiều dân kinh doanh bất động sản vẫn cho rằng Hậu Thổ là nữ thần cai quản đất đai toàn cõi và được thờ trong đình Ứng Thiên.

Đình Ứng Thiên (Láng Hạ) là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Ngôi đình vì vậy từng mở cửa tất cả các ngày Mùng một, rằm, các ngày “mậu” và hội đình thì khách thập phương càng kéo nhiều về đây cầu lộc, các ban thờ có lúc không còn chỗ đặt đồ tiến cúng, các mâm lễ thậm chí phải xếp chồng lên nhau.

Đình Ứng Thiên (Láng Hạ) là địa điểm cầu tài lộc nổi tiếng ở Hà Nội

Hội đình mùa xuân diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 3 (âm lịch) và hội mùa thu thì vào ngày 26 tháng 9 (âm lịch).

2. Những điều cần đặc biệt chú ý khi đi cầu tài lộc

2.1. Chú ý đến lễ vật đi chùa

Việc sắm lễ vật đi chùa là điều rất cần thiết. Khi đến dâng hương ở các chùa bạn chỉ sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…

Lễ vật khi đi chùa

Bạn lưu ý một số vấn đề sau

  • Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.
  • Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.
  • Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
  • Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
  • Tránh suy nghĩ lệch lạc khi hành lễ với quan niệm: Lễ càng nhiều, phật phù hộ càng nhiều. Quan niệm trên hoàn toàn sai và lệch lạc, làm mất đi nét đẹp trong tôn giáo Việt Nam.

Việc đi lễ chùa chủ yếu dựa vào tâm của người đi chùa do vậy bạn cần phải thành tâm khi đó Phật mới phù hộ cho được.

2.2. Trang phục vào chùa cầu tài lộc

Việc lựa chọn trang phục khi đi chùa là điều bạn cần nên chú ý. Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ.

Trang phục vào chùa cầu tài lộc

Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần soóc, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

2.3. Xưng hô khi vào chùa

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch Thầy,… và xưng mình là Con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca.

Nếu nhà sư đó là Thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là Thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là Thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Kết luận: Cầu tài lộc tại các đình, chùa đầu năm là nét văn hóa, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Mọi người cần chú ý đến các yếu tố trang phục, lễ vật và quy tắc khi vào chùa để thể hiện sự tôn kính đối với Phật.

Bài viết được tổng hợp và biên tập bởi Dương Nhung – Content Marketer tại Nội thất Đức Khang – Chuyên thiết kế, thi công và phân phối các sản phẩm vách ngăn văn phòng chất lượng, uy tín của các thương hiệu nổi tiếng. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại danh mục: Vách ngăn phòng làm việc Đức Khang.
4.8/5 - (5 bình chọn)
Share.

Comments are closed.