Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Du lịch Phượng Hoàng Cổ trấn tự túc và những điều cần biết

0

Cập nhật vào 14/09

Bài viết dưới đây, Tôi du lịch sẽ chia sẻ với bạn tất cả những thông tin, kiến thức hữu ích khi đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tự túc từ chỗ ăn, chơi, chi phí, xin visa,… để bạn có chuyến đi nhiều trải nghiệm thú vị.

Giới thiệu về Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng là tên một trong số những cổ trấn ở Trung Quốc (hơn 1.300 tuổi) nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam.

 

Toàn cảnh Phượng Hoàng cổ trấn

Toàn cảnh Phượng Hoàng cổ trấn

Phượng Hoàng cổ trấn cách Cát Thủ (Jishou) khoảng 53 km, cách địa cấp thị Hoài Hóa khoảng 92 km và cách địa cấp thị Trương Gia Giới khoảng 280 km.

Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm đi và những địa điểm đẹp ở Trương Gia Giới trong bài viết: Du lịch Trương Gia Giới tự túc nhé. Chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua nó trong lịch trình du lịch Phượng Hoàng cổ trấn đấy.

 

Sông Đà Giang chảy qua Phượng Hoàng cổ trấn

Sông Đà Giang chảy qua Phượng Hoàng cổ trấn

Nơi đây là là nơi cư trú của khá nhiều dân tộc, nhiều nhất vẫn là người Miêu, Hán, Thổ Gia, Hồi. Nằm cạnh con sông Đà Giang, Phượng Hoàng cổ trấn còn lưu giữ nhiều thành quách, những dãy phố, những căn nhà cổ, gia trang, văn miếu, đền chùa.

Du lịch Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào đẹp?

Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa lại mang một nét đặc trưng riêng, mùa nào cũng quyến rũ:

  • Mùa xuân đẹp mơ màng.
  • Mùa hè tươi tắn.
  • Mùa thu mát mẻ, dịu êm khó tả.
  • Mùa đông yên bình và có thể có tuyết rơi.

Du lịch Phượng Hoàng Cổ trấn tự túc và những điều cần biết 1

Phượng Hoàng cổ trấn mùa xuân

Phượng Hoàng cổ trấn mùa xuân

Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông có tuyết rơi

Phượng Hoàng cổ trấn mùa đông có tuyết rơi

Nhưng thời tiết đẹp nhất và được nhiều người yêu thích nhất là mùa thu (từ khoảng tháng 6- tháng 11). Không khí se lạnh, thời tiết êm dịu, thoáng đãng của mùa thu giúp cho mọi người thêm phần thoải mái và dễ chịu trong chuyến du ngoạn của mình.

Phượng Hoàng cổ trấn mùa thu

Phượng Hoàng cổ trấn mùa thu

Phượng Hoàng cổ trấn mùa thu

Phượng Hoàng cổ trấn mùa thu

Theo kinh nghiệm du lịch Phượng Hoàng cổ trấn của nhiều bạn đã từng đến đây thì bạn nên tránh đi du lịch tới đây vào các dịp nghỉ lễ tết như 1/5 hay vào tháng 10 ngày quốc khánh của Trung Quốc. Đi vào những dịp này thì chắc chắn bạn không thể chen chân để đi được.

Phượng Hoàng cổ trấn mùa hè

Phượng Hoàng cổ trấn mùa hè

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về mỗi mùa ở Phượng Hoàng cổ trấn trong bài viết Phượng Hoàng cổ trấn mùa nào đẹp? để lên kế hoạch du lịch phù hợp cho mình nhé.

Cách đi Phượng hoàng cổ trấn tự túc

Từ Hà Nội, có 3 cách đi đến Phượng Hoàng cổ trấn:

Đi Phượng Hoàng cổ trấn bằng máy bay

Bay 2 chặng từ Hà Nội – Quảng Châu (hoặc Sài Gòn – Quảng Châu) và từ Quảng Châu – Trương Gia Giới. Sau đó đi xe bus từ Trương Gia Giới đến Phượng Hoàng Cổ Trấn (cái này thì bắt buộc rồi nhé, vì bạn chẳng có sự lựa chọn nào khác đâu).

Giá vé máy bay các chặng này khá cao bởi vậy để tiết kiệm chi phí các bạn sinh viên có thể tham khảo 2 cách đi Phượng Hoàng cổ trấn còn lại là bằng tàu hỏa và xe khách.

Đi Phượng Hoàng cổ trấn bằng tàu hoả

Ở Hà Nội, bạn mua vé tàu ở ga Gia Lâm – Nam Ninh (21h20 – 9h sáng hôm sau). Giá vé khoảng 800.000 đồng. Đến Ga Đồng Đăng bạn phải xuống làm thủ tục xuất cảnh, tới Bằng Tường thì làm thủ tục nhập cảnh. Khi điền tờ khai, riêng phần Intended Address in China cứ điền Nam Ninh là xong.

Đi Phượng Hoàng cổ trấn bằng tàu hòa

Tàu đi Nam Ninh -Trung Quốc

Sau đó phải chuyển tàu, mua vé đi tiếp chuyến Nam Ninh – ga Cát Thủ (Trương Gia Giới): thời gian đi gần 15 tiếng. Tàu khởi hành lúc 17h50 tại Nam Ninh và tới Trương Gia Giới lúc 8h20 sáng hôm sau.

Bạn sẽ có 2 đêm ngủ trên Tàu – đừng hoảng vì: Tàu Trung Quốc di chuyển khá nhanh và êm – Tàu có 3 tầng: thượng, trung và hạ: NGỦ TỐT! Thảo nằm giường tầng 3 ngủ ngon lành vì gối và chăn sạch sẽ. Tàu có sẵn nước nóng và khoang vệ sinh cá nhân nhé.

(Theo Thông tin thì tàu cao tốc sẽ sớm hoàn thành trong thời gian tới và ok thay vì 1 đêm trên tàu bạn chỉ mất 4 tiếng thôi). Để đến cổ trấn Phượng Hoàng thì bạn phải đi xe bus thêm hơn 50km nữa.

Đi Phượng Hoàng cổ trấn bằng xe khách

Đây là cách đi Phượng Hoàng cổ trấn được khá nhiều người lựa chọn. Từ Hà Nội, bạn sẽ đi ô tô đến cửa khẩu Tân Thanh, sau đó làm thủ tục nhập cảnh Trung Quốc rồi đi xe sang nhà ga Nam Ninh.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Cửa khẩu Hữu Nghị

Một số nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Cửa khẩu Tân Thanh:

  • Xe Ninh Quỳnh Hà Nội – cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn): xe Limousine 9 chỗ ngồi, ốp gỗ, wifi. Giá: 200k/người. Xuất phát: 7h00 sáng. Hotline: 0886 108 108/ 0964 450 452.
  • Nhà xe Tiệp Mai chuyên chạy tuyến Hà nội – Lạng Sơn – Hữu Nghị Quan – Tân Thanh. Có 2 chuyến xe đi về trong ngày.

Chiều đi: Hà nội-Lạng Sơn – Hữu Nghị – Tân Thanh:

– Chuyến 1 (đón khách tại nhà và khu đô thị Timescity 458 Minh Khai): Xuất bến 5h00 sáng đến TP Lạng sơn lúc 7h30; đến Đồng Đăng, Hữu nghị Quan lúc 7h45; đến Tân Thanh trước 8h30. Là chuyến xe khởi hành sớm nhất từ Hà Nội. Rất thuận tiện cho các anh chị em đi học, đi làm, đi lễ và đi buôn bán tại Lạng Sơn, Trung Quốc.

– Chuyến 2: Xuất bến 6h30 sáng đến TP Lạng Sơn lúc 9h30; đến Đồng Đăng, Hữu nghị Quan, Tân Thanh trước 10h30.

Chiều về: Cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn – Hà Nội (Đón trả khách tại nhà)

  • Chuyến 1 :12h30
  • Chuyến 2: 14h30

Xe trả bạn ở khu vực ăn uống ở cửa khẩu Hữu Nghị. Từ đây bạn Sẽ phải đi xe điện mỗi người 12k để sang bên làm thủ tục xuất cảnh. Bạn cứ đi theo số đông lên xe thôi.

Giống như việc đi sang một nước khác bằng máy bay, họ sẽ phát cho bạn 1 tờ khai nhập cảnh. Tờ khai có sẵn ở bàn gần quầy nhập cảnh, bạn chỉ cần lấy bút và mở hộ chiếu ra chép thông tin thôi.

Ra khỏi cửa nhập cảnh Trung Quốc bạn có thể đi bộ 10′ ra đến bến xe, hoặc đi xe điện mất khoảng 20k tiền Việt. Họ mời nhiều ở ngay cửa.

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị

Xe đi từ cửa khẩu Trung Quốc  – ga tàu Nam Ninh: Xuất phát 12h30 và đến nơi lúc 4h chiều (giờ Trung Quốc).

Có 2 loại xe tùy tình hình tài chính hoặc số người trong nhóm

  • Đi chung xe 12 chỗ: 110 tệ/ người (xe khoảng 9-10 người)
  • Bao xe: 450 tệ/Xe

– Trương Gia Giới (Ga Cát Thủ) – Phượng Hoàng Cổ Trấn: 3,5 tiếng xe bus. Giá: 80 tệ/ người. “Có khoảng 5 chuyến, bạn đến sớm nếu kịp thì đi chuyến sớm. Còn mình thì đi xe 10.30am -1pm”

– Từ bến xe của Phượng Hoàng Cổ Trấn đến trung tâm Phượng Hoàng Cổ Trấn đi taxi mất 20 tệ bạn nhé!

Đường xá ở bên đó đẹp và hiện đại, hoàn toàn không có xe máy chủ yếu là xe điện không hề bụi bặm. Dọc đường ngắm đường xá, cây cối, núi non cũng phê luôn nhé. Vào sâu là đồi núi, khu trồng trọt cũng đẹp tuốt tuồn tuột.

Cách xin visa du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Để đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn bạn phải xin visa nhập cảnh Trung Quốc. Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán hoặc thông qua các công ty du lịch. Bạn sẽ mất 3 ngày nếu làm dịch vụ và 1 tuần trong trường hợp tự làm. Nói chung là visa Trung Quốc làm cũng không quá phức tạp.

Cách xin visa du lịch Phượng Hoàng cổ trấn

Bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm hộ chiếu gốc, ảnh 4×6 phông trắng, chứng minh thư photo, nộp phí và chờ trong 4 ngày làm việc là bạn có ngay Visa Trung Quốc với một lần đi trong vòng 30 ngày.

  • Nếu là 9x mà hộ chiếu trắng (chưa từng xuất cảnh), khi xin visa, bạn cần hợp đồng lao động hoặc giấy chứng nhận là sinh viên. Còn nếu bạn đã đi vài nước Đông Nam Á, hoặc từng đi Trung Quốc thì không cần các giấy tờ này.
  • 8x, 7x, 6x…: chỉ cần hộ chiếu và 2 ảnh 4×6.
  • Nếu bạn có trẻ em đi kèm dưới 18 tuổi, bạn nhất định phải có giấy ủy quyền của phụ huynh, do chính quyền địa phương cấp, kể cả bạn là mẹ hoặc cha của em bé đó, trừ khi là cả 2 bố mẹ cùng đi.”

Phí làm visa nhập cảnh 1 lần vào Trung Quốc hiện tại là khoảng tầm 70 USD.

3G và Wifi ở Trung Quốc

  • Hầu hết các điểm du lịch đều có wifi free hoặc wifi mật khẩu 8888888 nhưng bạn sẽ chỉ vào được zalo thôi.
  • Nếu muốn sống ảo và liên hệ qua facebook, IG, mail… – Hãy chủ động cài VPN Master (Virture Private Network) ngay khi ở nhà (có đủ cho IOS và android)
  • Nếu bạn cần gọi điện thì có thể tham khảo mua Sim 4G Quốc tế. Tuy nhiên, nhiều người đi trước cũng chia sẻ là không nên mua sim vì sim Trung Quốc bật vào mạng được trong “một hơi thở là đứng hình”.

Những địa điểm du lịch ở Phượng hoàng cổ trấn

Khi đến với Phượng Hoàng Cổ Trấn bạn sẽ bị thu hút bởi vẻ đep nên thơ của thị trấn xinh đẹp này và đừng quên khám phá những địa điểm nổi tiếng này nhé.

Bắc Môn Cổ Thành

Bắc Môn Cổ Thành, hay còn được người dân nơi đây gọi là Tòa Tháp Phía Bắc, nằm ở phía Bắc của Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tòa tháp này là một công trình lâu đời gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Phượng Hoàng Cổ Trấn và đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Bắc Môn cổ thành

Bắc Môn Cổ Thành được xây dựng dưới thời nhà Minh, là một trong những di sản văn hóa được nhà nước công nhận. Hiện nay tòa tháp vẫn được trùng tu và bảo tồn rất tốt, có thể thấy được tầm quan trọng của nó đối với việc gìn giữ những giá trị văn hóa cổ xưa của Trung Hoa.

Lầu Phong Thúy Hồng Kiều

Lầu Phong Thúy Hồng Kiều là một ngôi lầu nằm vắt ngang dòng sông Đà Giang, nối liền hai bờ Phượng Hoàng Cổ Trấn. Lầu Phong Thúy Hồng Kiều được thiết kế với lối kiến trúc cổ đại của Trung Quốc.

Lầu Phong Thủy Hồng Kiều

Ngôi lầu bao gồm hai tầng, được xây dựng với chất liệu gỗ, với mái vòng cong đặc trưng và được treo đèn lồng màu đỏ.

Lầu Phong Thủy Hồng Kiều

Lầu được xây nối hai bên bờ sông với điểm nổi bật là bốn cột trụ đá, khi đến thăm du khách cũng có thể lên thăm tầng hai của Lầu.

Viện bảo tàng cổ thành

Với diện tích 1864 mét vuông, Bảo tàng Cổ Thành được công nhận là bảo tàng văn hóa người Miêu lớn nhất. Dân tộc Miêu là một tộc người thiểu số nhưng lại có mấy ngàn năm lịch sử cùng những nét văn hóa độc đáo thú vị.

Viện bảo tàng cổ thành

Đến với bảo tàng, du khách có thể thưởng thức khám phá những nét văn hóa của dân tộc Miêu trong đời sống thường ngày và hiểu thêm về những phong tục tập quán của họ.

Phố cổ Phượng Hoàng

Nổi bật nhất của Phượng Hoàng Cổ Trấn là kiến trúc cổ xưa của những ngôi nhà được xây dựng men theo dòng sông Đà Giang và bên trong khu phố cổ Phượng Hoàng.

Phổ cổ Phượng Hoàng

Dạo chơi trên phố cổ

Những ngôi nhà được xây dựng 2 đến 3 tầng ngay cạnh sông và được xây dựng san sát nhau cho du khách một quang cảnh khá là đẹp và lạ mắt.

Phổ cổ Phượng Hoàng

Vào buổi tối ánh đèn của nhưng ngôi nhà phản chiếu xuống dòng sông tạo nên một cảnh đẹp mê hoặc lung linh, huyền ảo.

Du thuyền trên sông Đà Giang

Sông Đà Giang chính là linh hồn của Phượng Hoàng Cổ Trấn, sông Đà Giang chảy qua phượng hoàng cổ trấn với chiều dài chưa tới một Km nhưng tạo cho nơi đây một khung cảnh vô cùng thơ mộng với những khúc uốn lượn mềm mại, như những dải lụa tạo điểm nhấn cho phượng hoàng cổ trấn.

Du thuyền trên sông Đà Giang

Dọc 2 bên bờ sông là những ngôi nhà cổ được xây dựng từ hàng nghìn năm trước mem theo 2 bờ sông.

Du thuyền trên sông Đà Giang

Nếu  đi thuyền men theo dòng sống có thể thấy khung cảnh người dân địa phương sinh hoạt, giặt giũ, rửa rau bắt cá giống như những bộ phim võ thuật cổ trang mà chúng ta vẫn thường thấy.

Du thuyền trên sông Đà Giang

Dòng sông Đà Giang mỗi mùa lại có những vẻ đẹp khác nhau của xuân, hạ, thu, đông. Vào mùa Xuân dòng sông với những làn sương mù huyền ảo giống như tiên cảnh, mùa hạ là những tia năng lung linh chiếu xuống dòng sông trong vắt…

Những cây cầu độc đáo

Chỉ với đoạn chưa đến 1km ven sông Đà Giang ở Phượng Hoàng cổ trấn mà có tới 10 cây cầu.

Những cây cầu độc đáo ở Phượng Hoàng cổ trấn

Những cây cầu độc đáo ở Phượng Hoàng cổ trấn

Đặc biệt nhất là cây cầu Đá Nhảy được đổ trụ bằng những cột đá theo nhịp bước chân, sở hữu hai luồng đi cho hai chiều ngược nhau

Cầu đá nhảy

Cầu đá nhảy ở Phượng Hoàng cổ trấn

Cầu đá nhảy

Cầu Đá Nhảy ở Phượng Hoàng cổ trấn

Cách đó không xa là một cây cầu gỗ gồm những đoạn cầu bắc qua mố trụ đứng chênh vênh, bề rộng chỉ chừng hơn nửa mét.

Chiếc cầu gỗ ở Phượng Hoàng cổ trấn

Ngoài ra, còn có Cầu Mây – Vân Kiều, Tuyết Kiều, Phong Kiều và Vụ Kiều là bốn cây cầu “ Tuyết – Vũ – Vụ – Phong” do nghệ sĩ đương đại Hoàng Vĩnh Ngọc thiết kế và bỏ vốn đầu tư.

Phượng Hoàng cổ trấn mùa hè

Để tìm hiểu chi tiết hơn và tham khảo những địa điểm đẹp khác ở Phượng Hoàng cổ trấn, bạn có thể tham khảo chi tiết trong bài viết: Những điểm tham quan ở Phượng Hoàng cổ trấn nhé!

Những món ăn ngon ở Phượng Hoàng cổ trấn

Về ăn uống, Trung Quốc có rất nhiều loại thịt xiên, rau củ quả xiên, thập cẩm xiên… Giá dao động từ 5-10 nhân dân tệ mỗi loại. Đồ ăn Hồ Nam rất cay và mặn.

Người Trung Quốc cũng dùng nhiều dầu mỡ và ít ăn rau. Đồ ăn ở Phượng Hoàng cổ trấn đa dạng nhất về đêm. Cùng khám phá Phượng Hoàng cổ trấn về đêm để thấy nó đẹp như thế nào nhé!

Đồ ăn ở Phượng Hoàng cổ trấn

Đồ ăn ở Phượng Hoàng cổ trấn

Vì vậy, trước khi gọi món, bạn nhớ dặn họ nếu không ăn được cay và mặn để giảm gia vị.

Đồ nướng Phượng Hoàng cổ trấn

Đồ nướng Phượng hoàng cổ trấn

Buổi tối, nếu đói bạn có thể đi ăn đồ nướng gần Hồng Kiều với các món cánh gà, rau cải thảo, nấm hương, thịt bò, thịt lợn… Bia Tsingtao uống vừa ngon vừa nhẹ. Mỳ bò, bánh bao, bánh màn thầu là những món bạn có thể chọn cho bữa sáng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các món ăn đặc trưng khác trong bài viết: Ăn gì ở Phượng Hoàng cổ trấn?

Về chỗ ở, nghỉ ngơi tại Phượng Hoàng cổ trấn

Về nơi ở, khi đến Nam Ninh, bạn có thể chọn khách sạn nghỉ theo giờ. Thuê hai phòng giá 140 tệ. Bạn nên thuê phòng để cất đồ đạc, nghỉ ngơi tắm rửa, hoặc đi chơi đến gần giờ tàu chạy lấy đồ sẽ tiện hơn rất nhiều. Nếu không có nhu cầu, bạn có thể gửi hành lý ở ga, 10 tệ/vali.

Ở Trương Gia Giới, nên chọn khách sạn ở gần những điểm như ga tàu, công viên quốc gia. Giá phòng dorm là 50 tệ/người, sạch sẽ.

Khách sạn ở Phượng Hoàng cổ trấn

Theo kinh nghiệm đi Phượng Hoàng cổ trấn, bạn nên tìm khách sạn ở khu trung tâm để thuận tiện đi lại, giá khoảng 150 tệ/phòng.

Chia sẻ với bạn 1 địa điểm được mệnh danh là “Thiên đường hạ giới” ở Trung Quốc đó là thắng cảnh Cửu Trại Câu. Cùng khám phá vẻ đẹp Cửu Trại Câu trong bài viết: Du lịch Cửu Trại Câu và Những kinh nghiệm hữu ích.

Những lưu ý khi đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tự túc

  • Đi phượng hoàng cổ trấn có cần visa không? Để đi đến Phượng Hoàng cổ trấn bạn vẫn phải làm Visa du lịch mới có thể nhập cảnh vào Trung Quốc được.
  • Cách xin visa du lịch Trung Quốc, mình đã trình bày rất chi tiết trong bài viết: Kinh nghiệm xin visa du lịch Trung Quốc tự túc (cập nhật 2018). Lưu ý: Visa Trung Quốc: nên làm trước 15 ngày
  • Đổi tiền: cứ ra Hà Trung, Hàng Bạc. 1 nhân dân tệ Trung Quốc ~ 3.300 đồng tiền Việt (tùy thời điểm). Mỗi người nên đổi khoảng 2.500 – 3000 tệ (8 – 9 triệu đồng). Chi phí cụ thể mình sẽ liệt kê bên dưới sau. Các bạn nên đổi dư tiền, tiêu không hết có thể đổi lại khi về. Ở trấn Phượng Hoàng có rất ít cây ATM, và cũng không nhận thẻ tín dụng khi mua đồ hay ăn uống.
  • Nếu đi tàu hỏa, khi xuống ga Nam Ninh bạn nên mua trước vé về Gia Lâm luôn. Trên tàu không bán đồ ăn nên bạn cần chuẩn bị một ít đồ ăn và nước uống.
  • Tiếng Anh ở đây gần như vô dụng, bởi vậy bạn nên chuẩn bị một số câu tiếng Trung thông dụng như hỏi đường, hỏi giờ tàu, không biết thì sau khi mua sim ở ga/sân bay, bật 4G để vào google dịch (tiếng Trung giản thể). Giá khoảng 170k/ sim.
  • Tải app từ điển tiếng Trung có sẵn (thông dụng là app Pleco) để tra từ, hoặc viết phiên nghe đọc và đọc lại.
  • Nên mang theo áo khoác, khăn mỏng dù đi vào bất cứ thời gian nào trong năm bởi chạy giữa Phượng Hoàng là dòng Đà Giang mang hơi ẩm khiến trời hơi lạnh.
  • Ít nhất cũng phải dành từ 2 – 3 ngày để khám phá cổ trấn này. Bạn nên dậy thật sớm để nghe tiếng chày đập áo của người dân. Buổi tối dọc hai bờ sông có rất nhiều quán bar, cà phê, hàng ăn với giá cả khá dễ chịu.
  • Tải betternet để dùng facebook và viber, vì ở Trung Quốc chặn mạng quốc tế.
  • Phải mặc cả. Bạn chắc chắn sẽ được giảm giá.
  • Đồ ăn ngon và rẻ, nhưng cay lắm. Nếu bạn không ăn được cay, lúc chọn món phải nhớ nói câu “pủ deo lá” (nghĩa là đừng cho cay).
  • Nên có sẵn pin, sạc dự phòng. Nhiều cảnh đẹp nên điện thoại của bạn sẽ tốn nhiều dung lượng pin cho việc chụp hình và quay video.
  • Tại Phượng Hoàng cổ trấn có nhiều khách sạn để bạn nghỉ lại, bạn có thể đặt phòng trước hoặc đến tìm khách sạn ưng ý. Giá phòng khoảng 100 tệ/ngày/phòng đôi (không bao gồm tiền ăn)

Chi phí du lịch Phượng Hoàng cổ trấn tham khảo

Bạn sẽ cần khoảng 8-10 triệu đồng để ăn tiêu cho chuyến đi này chưa kể quà cáp, phí visa và các chi phí phụ.

Cụ thể các khoản chi tiêu ước tính như sau:

  • Visa: 70 USD (khoảng 1,5 triệu đồng)
  • Vé tàu 2 chiều Hà Nội – Nam Ninh – Hà Nội: 1,5 triệu đồng (nếu đi nhóm 6 người được giảm 25%)
  • Tàu 2 chiều từ Nam Ninh – ga Cát Thủ – Nam Ninh: 1,2 triệu đồng
  • Xe từ ga Cát Thủ đến Phượng Hoàng cổ trấn – ga Cát Thủ: 200.000 đồng.
  • 2 ngày khách sạn dành cho 2 người 1 phòng: 600.000 đồng.
  • Ăn tiêu lặt vặt: 2 triệu đồng.

Review chi tiết đi Phượng Hoàng cổ trấn 6 ngày 5 đêm bạn tham khảo trong bài viết này nhé: Phượng Hoàng cổ trấn 6 ngày 5 đêm.

4.4/5 - (9 bình chọn)
Share.

Comments are closed.